Dược liệu cẩu tích có nguồn gốc từ rễ của cây lông cu li. Vì đặc điểm phần bên ngoài thân rễ có phủ 1 lớp lông vàng, nên vị dược liệu có tên là cẩu tích. Đây là 1 vị dược liệu có tác dụng bổ thận, giúp mạnh gân cốt, được sử dụng rất lâu đời trong y học cổ truyền.
Tên khoa học cẩu tích là Cibotium barometz (L.)
Mô tả: Dược liệu dùng là thân rễ cây Lông Culi đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô (Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Mô tả dược liệu: đoạn thân rễ đã loại bỏ lớp lông màu vàng nâu bên ngoài, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi hồng, đường kính 2 – 5cm, dài 4 – 10cm, rất cứng, khó cắt, khó bẻ gẫy; đôi khi còn sót lại ít lông màu vàng nâu. Dược liệu khi dùng thường đã thái thành phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân.
Tính vị: Vị đắng ngọt, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh can và thận
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng vỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Công năng: Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Công dụng: Y học cổ truyền sử dụng Cẩu tích cho người già thận yếu đi tiểu nhiều, chữa chứng đi tiểu rắt, tiểu són không cầm được; chữa đau khớp, đau lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ (1).
Lông vàng quanh thân rễ còn được dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu (1).
Mục lục
Tác dụng theo y học hiện đại
Tác dụng chống oxy hoá
Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của dịch chiết methanol trên mô hình chống oxy hoá DPPH Cẩu tích thể hiện tác dụng quét mạnh đối với gốc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), gốc superoxide và gốc nitric oxit.
Thuốc đối chứng dương sử dụng là acid ascorbic (chất oxy hoá mạnh).
Trong mô hình đại thực bào phúc mạc chuột được kích thích bằng IFN-γ / LPS, C. barometz đã ức chế sản xuất oxit nitric và IL-6 phụ thuộc liều. Hơn nữa, C. barometz cho thấy biểu hiện iNOS và COX-2 giảm mà không gây độc tế bào. (2).
Tác dụng chống loét dạ dày
Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày của dược liệu cẩu tích trên mô hình chuột gây loét dạ dày bằng methanol. Kết quả cho thấy Tác dụng bảo vệ tế bào dạ dày của dịch chiết cẩu tích do tác dụng chống oxy hóa, tăng pH dạ dày, tăng glycoprotein chất nhầy, tăng enzym chống oxy hóa nội sinh: SOD, CAT, GPx, giảm quá trình peroxy hóa lipid.
Bảng đánh giá tác dụng chống loét dạ dày của cẩu tích trên chuột gây loét dạ dày bằng ở ethanol dựa trên các chỉ số: lượng dịch nhầy, độ PH acid, diện tích vết loét, % ức chế loét. Đối chứng dương sử dụng Omeprazole. Kết quả cho thấy dịch chiết cẩu tích ở mức liều 500mg/kg thể trọng cho tác dụng gần bằng omeprazole.(3)
Tác dụng chống viêm
Theo tài liệu cây thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi cẩu tích có tác dụng ức chế giai đoạn viêm cấp tính. Trị thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh (1). Cẩu tích được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị ngất xỉu, vết thương, loét, ho, thấp khớp và được sử dụng làm thuốc bổ thận và gan. Theo Nguyen và cộng sự (2009a, b), Zhang và cộng sự. (2008), thân rễ của Cẩu tích được cho là có tác dụng bổ gan và thận, tăng cường gân, cơ và xương và làm giảm các tình trạng thấp khớp. Nó được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh thấp khớp, nhức mỏi chân tay, đau thắt lưng, đau dây thần kinh, đau thần kinh tọa; đái ra máu ở người già, chứng tiểu nhiều, đái dầm; bệnh trĩ; đau nhức cơ thể ở phụ nữ có thai (5).
Tác dụng kháng androgen trong ức chế tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt
Nghiên cứu đánh giá trên 1 số loài thực vật và các phân đoạn chiết xuất của nó trên dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt gây ra bởi testosterone. kết quả cho thấy
Chiết xuất cẩu tích ở phân đoạn methanol nồng độ 25µg / ml cho thấy có tác dụng ức chế đáng kể sự tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Cơ chế do kháng androgen.(4).
Bảng các các loài và các phân đoạn tương ứng có hoạt tính ức chế tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Bảng thống kê cho thấy các phân đoạn dược liệu có giá trị âm (ức chế tăng trưởng do TES kích thích) cho thấy hoạt động kháng androgen tiềm năng.
Ngoài ra theo truyền thống Cẩu tích đã được thu hái để sử dụng làm thuốc, bao gồm cả việc sử dụng làm chất đông máu và điều trị loét, thấp khớp, thương hàn và ho (Theo báo cáo của Wu và cộng sự năm 2007). Lớp lông vàng bao phủ thân rễ được dùng làm thuốc cầm máu để đắp vào vết thương và vết cắt ở tay chân để cầm máu ở Malaysia và Trung Quốc (Burkill 1966). Ở Việt Nam, thân rễ được dùng để chữa phong thấp, đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, đái dầm và đau mình mẩy ở phụ nữ có thai (WHO 1990; NIMM 1999) (5).
Tài liệu tham khảo
(1) Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1, trang 366-368.
(2) Ji Young Lee, et al, Anti-inflammatory Effect of MeOH Extract of Cibotium barometz in IFN-γ and LPS-stimulated Mouse Peritoneal Macrophage.
(3) Nahla Saeed AL-Wajeeh, The gastro protective effects of Cibotium barometz hair on ethanol-induced gastric ulcer in Sprague-Dawley rats.
(4) ClaudiaBobach, Multiple readout assay for hormonal (androgenic and antiandrogenic) and cytotoxic activity of plant and fungal extracts based on differential prostate cancer cell line behavior
(5) Cibotium barometz, Edible Medicinal and Non-Medicinal Plants. 2015 Oct 22 : 82–91.