Tiểu buốt nhiều lần, có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Tiểu buốt nhiều lần còn gọi là tiểu buốt, tiểu rắt, đái buốt, đái rắt. Hiện tượng này thường xuất hiện ở cả Nam và Nữ, trưởng thành cũng như trẻ em. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và lời khuyên của chuyên gia cho người bệnh ra sao. Xin mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Tiểu buốt nhiều lần là gì?

Tiểu buốt nhiều lần còn gọi là tiểu buốt, tiểu rắt, đái buốt, đái rắt. Đây là triệu chứng bất thường, người bệnh sẽ phải đi tiểu nhiều lần những mỗi lần lại đi với lượng nước tiểu rất ít, kèm theo đó là hiện tượng đau rát mỗi lần đi.

Cảm giác đau buốt khi đi đái buốt nhiều lần có thể xuất hiện khi bắt đầu đi hoặc khi gần hết nước tiểu, những cũng có trường hợp bị từ đầu đến cuối. Ở Nam giới có thể có cảm giác đau buốt dọc theo đường niệu đạo và dọc theo lỗ sáo.

Nguyên nhân của tiểu buốt nhiều lần

Tiểu buốt nhiều lần nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tấn công thông qua đường tiết niệu gây nên hiện tượng viêm nhiễm. Khi bị viêm nhiễm, nước tiểu chảy ra vùng niệu đạo đã bị hẹp lại gây nên hiện tượng đau buốt. Khi bị đau buốt, người bệnh không đẩy nước tiểu ra ngoài sẽ gây nên hiện tượng tiểu nhiều lần.

Ngoài ra, tiểu buốt nhiều lần có thể do các nguyên nhân như

  1. Nguyên nhân sinh lý:

Thông thường do tình trạng vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, không dùng các biện pháp bảo vệ, nhất là với đối tượng đã có tình trạng viêm nhiễm trước đó sẽ gây hiện tượng vi khuẩn xâm nhập ngược dòng và xuất hiện tiểu buốt nhiều lần.

  1. Nguyên nhân bệnh lý:

Các nguyên nhân bệnh lý gây tiểu buốt nhiều lần bao gồm:

  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang thường do vi khuẩn E.Coli tấn công. Người bệnh ngoài triệu chứng tiểu buốt nhiều lần, còn có hiện tượng mệt mỏi, nước tiểu đục…

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp và khá nguy hiểm. Tình trạng này gặp ở cả Nam và Nữ trưởng thành và nhỏ tuổi, nhất là trường hợp bé trai mắc các bệnh về bao quỵ đầu. Người bệnh sẽ có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần, khi đi nước tiểu đục, đau bụng dưới, đau thắt lưng,..

  • Viêm thận, viêm đài bể thận: Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả Nam Nữ, và đây cũng là 1 nguyên nhân thường gặp của tình trạng tiểu buốt nhiều lần. Thận là cơ quan tách lọc máu, nước tiểu. Do đó, nếu người bệnh gặp phải bất cứ tình trạng nào bất thường ở đường tiểu thì cần kiểm tra thận

  • Viêm tuyến tiền liệt: Trường hợp tiền liệt tuyến bị viêm nhiễm, nam giới sẽ có hiện tượng sưng và đi tiểu rắt liên tục, đau khi đi tiểu, dương vật và tinh hoàn luôn trong tình trạng căng tức, đau vùng bụng dưới.

                                                    Nhiễm khuẩn, nguyên nhân chủ yếu gây nên tiểu buốt nhiều lần

Ảnh hưởng của tiểu buốt nhiều lần trong cuộc sống

  • Người bệnh phải đi tiểu nhiều, phiền phức đến sinh hoạt.

  • Tiểu rắt có thể khiến người bệnh bị tiểu són, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh.

  • Tiểu buốt nhiều lần có thể khiến người bệnh đi vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đặc biệt là những người bị huyết áp cao khi tiểu đêm sẽ đặc biệt nguy hiểm.

  • Tiểu buốt nhiều lần còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tình dục của người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn mỗi lần sinh hoạt.

Lời khuyên của bác sĩ với người bị tiểu buốt nhiều lần là gì?

  • Tiểu buốt nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó để có thể điều trị được một cách tốt nhất, lời khuyên của bác sĩ là cần đi khám tại các cơ sở Y Tế.

  • Khi đến khám tại các cơ sở Y Tế, không nên có tâm lý e ngại mà dấu giếm bệnh của mình, triệu chứng cũng như tiền sử của bệnh.

  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày đúng cách, không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa, hoá chất,..

  • Vệ sinh trước và sau khi quan hệ, không nên quan hệ với nhiều bạn tình, sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ.

  • Uống đủ nước mỗi ngày và không nên nhịn tiểu.

  • Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt, không nên sử dụng các chất kích thích, đồ cay nóng, có nhiều dầu mỡ.

  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh bị Stress, căng thẳng.

  • Khi được các bác sĩ điều trị, người bệnh không nên tự ý bỏ liệu trình, tự ý thay đổi đơn thuốc, liều dùng.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *