Bệnh viêm đường tiết niệu là một bệnh xuất hiện khá phổ biến cả nam và nữ giới. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tránh được khỏi những tác động nguy hiểm. Ngoài ra, với các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị tại nhà, vừa đơn giản, vừa hiệu quả dưới đây
Mục lục
Thế nào là bệnh lý viêm đường tiết niệu
Đường tiết niệu bao gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, đường tiết niệu có nhiệm vụ bài tiết và sản xuất nước tiểu. Hệ thống đường tiết niệu rất dễ xảy ra tình trạng viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như do vi khuẩn E.Coli (Chiếm hơn 80% nguyên nhân gây bệnh), có thói quen sinh hoạt không tốt, quan hệ tình dục không an toàn,..
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào cả nam giới và nữ giới. Bệnh thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị có thể để lại nhiều biến chứng. Do đó, các bạn cần nên chú ý đến những dấu hiệu sau để sớm có phương án điều trị:
- Đối với nữ giới: Khi bị viêm đường tiết niệu thường xuất hiện những triệu chứng như đau tức bụng dưới, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, hơn nữa có cảm giác đau khi đi tiểu. Có hiện tượng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục và mùi khai nồng. Một vài trường hợp xuất hiện tình trạng đau dữ dội ở vùng thắt lưng,…
- Đối với Nam giới: dấu hiệu thường xuất hiện là có dấu hiệu buồn tiểu, đi tiểu liên tục cả ngày, cả đêm những mỗi lần đi tiểu rất ít. Xuất hiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục, có dịch tiết bất thường ở dương vật. Ngoài ra, nam giới còn có cảm giác đau, nóng rát ở vùng bụng dưới hay đau ở vùng lưng,..
- Đối với trẻ em: Với trẻ em, thường có các dấu hiệu như đau bụng, sốt, bỏ ăn. Thường là xuất hiện ở các dạng bệnh viêm thận, viêm khuẩn niệu hoặc viêm bàng quang
Những cách điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả tại nhà
Với những trường hợp bạn phát hiện bệnh sớm, tình trạng bệnh còn nhẹ bạn có thể tham khảo những cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
Sử dụng rau diếp cá
Rau diếp cá không chỉ là một loại rau thơm được sử dụng trong các bữa ăn mà diếp cá còn được sử dụng để chữa bệnh. Loại rau này, có tác dụng tốt với sức khoẻ, giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra trong Đông Y, rau diếp cá còn là một vị thuốc có vị hơi tanh, tính lạnh, có chứa chất kháng viêm, có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, bí tiểu, u nhọt,..
Nguyên liệu: 1 bó rau diếp, có thể dùng cả lá tươi hoặc lá khô, đường.
Cách thực hiện: Bạn đem rau diếp cá rửa sạch, loại bỏ các lá hỏng. Sau đó cho vào máy xay sinh tố để ép lấy nước uống. Để dễ uống hơn, các bạn cho vào một ít đường để uống hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể sử dụng diếp cá đã phơi khô, đem lấy nước uống cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Sử dụng tỏi
Tỏi là một gia vị giúp tăng hương vị của món ăn, nhưng ngoài công dụng đó, tỏi còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn rất tốt. Bởi trong tỏi có chứa hàm lượng cao các chất kháng tự nhiên như Glycogen, Allicin,..những chất này đều có các tác dụng kháng khuẩn và sát trùng. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa nhiều các loại vitamin như Vitamin A, B, C,.. giúp tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể. Vì những công dụng trên mà tỏi thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu
Nguyên liệu: 3-4 nhánh tỏi
Cách thực hiện: Tỏi lột vỏ, rồi thái thành từng miếng mỏng. Tiếp đến bạn mang tỏi phơi khoảng 15 – 30 phút, để giúp kháng sinh trong tỏi phát huy hết tác dụng. Sau khi đã phơi, bạn có thể sử dụng ăn trực tiếp hàng ngày.
Sử dụng giấm táo
Cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả tiếp theo là sử dụng giấm táo. Trong giấm táo chứa nhiều Enzyme, kali cùng một số chất có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.
Nguyên liệu: Giấm táo, mật ong
Cách thực hiện: Pha 2 thìa mật ong với một thìa giấm táo tạo thành một hỗn hợp. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống mỗi ngày, tốt nhất là sử dụng khi đang đói.
Sử dụng nha đam
Nha đam được sử dụng nhiều để làm đẹp, nhưng nó cũng có tác dụng giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi trong nha đam có chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn, gây tê và có tác dụng chống viêm rất tốt. Ngoài ra nha đam còn có tác dụng gây ức chế cơ thể sản sinh ra acid, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm.
Nguyên liệu: Lá nha đam, nên chọn loại lớn, thịt dày
Cách thực hiện: Lọc lấy phần thịt nha đam, bỏ đi phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch nhựa, ngâm nước muối loãng. Cho phần thịt nha đam đã chuẩn bị vào máy xay lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc là tốt nhất.
Sử dụng việt quất
Sử dụng quả việt quất để điều trị bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu được sử dụng khá phổ biến ở Châu Âu. Bởi theo như nghiên cứu, nước ép từ loại này có chứa nhiều proanthocyanidin – một hoạt chất có khả năng ngăn không cho vi khuẩn gây hại bám vào thành niệu quản và bàng quang. Không những vậy, nước ép việt quất còn giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh.
Nguyên liệu: 20g quả việt quất tươi, muối trắng và 50 ml nước lọc.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch quả việt quất rồi cho vào máy sinh tố cùng với 50 ml nước lọc rồi xoay nhuyễn. Thêm một ít muối vào rồi tiếp tục xay thêm trong khoảng 1 phút. Sau đó bạn một tấm vải để lọc lấy phần nước cốt, bạn có thể sử dụng uống phần nước cốt này hằng ngày.
Sử dụng cây bồ công anh
Cây bồ công anh cũng được sử dụng nhiều để chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Cây bồ công anh theo Đông Y có vị đắng, tính lạnh. Loại cây này, có công dụng giúp trừ độc, loại bỏ viêm nhiễm và tiêu sưng. Ngoài ra, cây bồ công anh còn có tác dụng lợi tiểu, việc đi tiểu tiện nhiều sẽ giúp cho vi khuẩn trong đường tiết niệu được đào thải ra ngoài nhanh chóng và hiệu quả.
Nguyên liệu: 15g lá và rễ bồ công anh
Cách thực hiện: Lá và rễ bạn cần mang đi rửa sạch. Sau đó chuẩn bị khoảng 250 ml nước sôi rồi cho phần lá, rễ bồ công anh bạn đã làm sạch vào. Thực hiện hãm trong khoảng 5-10 phút để cho các chất trong bồ công anh tiết ra hết, lúc này bạn có thể sử dụng để uống trực tiếp. Mỗi ngày bạn nên uống 3 lần để thấy hiệu quả mang lại.
Sử dụng rau mùi Tây
Rau mùi Tây còn hay còn gọi là rau ngò gai, là một gia vị quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Ngoài là gia vị thì rau mùi tây còn có thể sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả. Trong rau mùi Tây có chứa các dưỡng chất như Apiozit, acid béo Omega-3 và Omega-6, giúp bảo vệ cơ thể kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rau mùi tây có chứa một số chất giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả.
Nguyên liệu: Một nắm rau mùi tây
Cách thực hiện: Rửa sạch rau mùi, cho vào nồi đun sôi với nửa lít nước. Tắt bếp, lọc bã lấy nước uống hằng ngày. Nên uống liên tục 3-5 ngày để có hiệu quả.
Sử dụng rau ngô
Rau ngô theo Đông Y có vị ngọt, tính bình. Ngoài ra, trong rau ngô còn chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, K có tác dụng tăng sức đề kháng, lợi tiểu, làm tan sỏi thận, chữa viêm nhiễm đường tiết niệu. Uống râu ngô vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc thận, ngăn ngừa sự lắng cặn và hỗ trợ đào thải độc tố hiệu quả.
Nguyên liệu: 100 g rau ngô
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn cần làm sạch rau ngô, sau đó cho vào nồi đun sôi với khoảng 100 ml nước ở lửa nhỏ trong khoảng 10-15 phút. Bạn nên uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối, trước bữa ăn 3-4 giờ. Có thể sử dụng nước râu ngô này để thay nước lọc.
Những lưu ý khi điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu tại nhà
Khi sử dụng các biện pháp trên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn mua nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng
- Không tự ý kết hợp các dược liệu, thảo dược với nhau.
- Cần áp dụng các phương pháp này liên tục trong 5-7 ngày, mới phát huy tác dụng. Vì vậy người bệnh cần kiên trì, không nên thay đổi nhanh chóng các phương pháp
- Trong thời gian điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu cần kiêng đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ kích ứng viêm nhiễm.
- Uống nhiều nước, tốt nhất bạn nên uống từ 2 lít nước trở lên, giúp tăng lượng nước tiểu hỗ trợ đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
- Bổ sung thêm nhiều