Hội chứng tiểu đêm

Tiểu không tự chủ ở người già nguy hiểm ra sao?

Tiểu không tự chủ là tình trạng gặp khá phổ biến ở người già, gây ra nhiều bất tiện, khó chịu và đặc biệt là lo lắng cho những người bị bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, xin mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Biểu hiện của tiểu không tự chủ ở người già như thế nào?

Tiểu không tự chủ ở người già là tình trạng người già ( > 60 tuổi) không kiểm soát được việc đi tiểu hoặc khó điều khiển được phản xạ đi tiểu. 

Tình trạng dễ nhận biết là khi buồn đi vệ sinh, thì phản xạ đi tiểu xảy ra nhanh, không kịp vào nhà vệ sinh.

Hoặc nước tiểu có thể rò rỉ ra ngoài khi ho mạnh, cười mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, thậm chí với người già thì có thể tràn tiểu, són tiểu khi nằm trên giường.

Tiểu không tự chủ

Nguyên nhân của tình trạng tiểu không tự chủ ở người già?

Chứng tiểu không tự chủ ở người già có nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thần kinh thực vật và bàng quang của người bệnh. Một số nguyên nhân của tình trạng tiểu không tự chủ ở người già bao gồm:

  • Cơ bức niệu hoạt động quá mức: Hoạt động quá mức của cơ bức niệu (có thể do có sỏi bàng quang hoặc do khối u) làm cho bàng quang không thể kiểm soát được, dẫn đến rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng tiểu không tự chủ ở người già.
  • Tâm lý: Trạng thái tâm thần, thần kinh không ổn định, hay gặp nhất là Stress, mê sảng, bồn chồn, lo lắng gây ra tiểu không tự chủ ở người già.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đối với người lớn tuổi, các cơ quan, bộ phận như thận và bàng quang đều bị suy giảm nên nước tiểu không thể tống hết ra ngoài, gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đồng thời gây ra tình trạng kích thích, đi tiểu không tự chủ.
  • Một số bệnh lý khác, gây tiểu tiện không tự chủ ở người già: Viêm teo âm đạo, viêm teo niệu đạo; bệnh lý tiền liệt tuyến ở Nam giới; bệnh đái tháo đường gây uống nhiều và khát nhiều nước; bệnh suy tim hoặc bệnh béo phì gây chèn ép bàng quang.
  • Do sử dụng một số loại thuốc: Thuốc cũng có thể gây tiểu không tự chủ ở người già. Một số loại thuốc gây tiểu không tự chủ ở người già gồm: Thuốc lợi niệu, thuốc hướng thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc loạn thần,..

Tiểu không tự chủ nguy hiểm như thế nào?

Chứng tiểu không tự chủ thay đổi theo mức độ nghiêm trọng từ hiện tượng chảy một ít nước tiểu khi có gia tăng áp lực ở bụng khi gắng sức (ho, rặn,..) tới mức độ són tiểu liên tục, đến nặng hơn là tiểu không kiểm soát (không tự chủ) và có thể kèm theo đại tiện không tự chủ.

Người cao tuổi tiểu tiện không tự chủ gây ra nhiều phiền toái cho cả người bệnh lẫn người chăm sóc. Bên cạnh đó, tiểu không tự chủ có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Trước tiên là gây nhiễm trùng bàng quang, dần dần viêm ngược dòng lên thận làm viêm đài bể thận, ứ mủ, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây suy thận.

Điều trị tiểu không tự chủ ở người già như thế nào?

Trước hết, cần đi khám để tìm hiểu rõ đúng nguyên nhân. Khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh tiểu không tự chủ, có thể tham khảo một số phương pháp điều trị, hay thuốc điều trị dưới đây:

  • Điều trị các bệnh lý nền gây ra bệnh tiểu không tự chủ ở người già: Các bệnh lý như suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, rối loạn thần kinh, đột quỵ, rối loạn giấc ngủ,..
  • Các thuốc chẹn Alpha, thuốc tác động thần kinh trung ương, các thuốc lợi tiểu mạnh.. gây tiểu không tự chủ, vì vậy hãy xem xét và điều chỉnh, thay thế các loại thuốc này theo chỉ định của Dược sĩ, bác sĩ.
  • Can thiệp không xâm lấn: Kích thích điện học bằng điện cực ở tầng sinh môn, xương mu, thành âm đạo; sử dụng các xung từ tại vùng tầng sinh môn và xương cùng; kích thích thần kinh chày sau bằng kim điện cắm dưới da tại vị trí trên mắt cá chân; kích thích bằng xung từ tại vùng tầng sinh môn và xương cùng.

Các loại thuốc điều trị tiểu không tự chủ ở người già:

  • Thuốc kháng hệ Muscarinic: Oxybutynin (Diptopan) 2,5 mg x 3 lần/ngày; chế phẩm phóng thích chậm 5-30 mg/1 lần/ngày. Tolterodin (Detrol) liều dùng 4 mg/ngày. Solifenacin (Vesicare) 5-10 mg/1 lần/ngày. Trospium Chloride (Sanctura) 20mg x 3 lần/ngày. Darifenacin (Eneblex) 7,5 – 15mg/lần/ngày.
  • Thuốc đồng vận Adrenergic: Pseudoephedrin (Sudafed) 30 – 60 mg x 3 lần/ngày
  • Bổ sung estrogens: Kem bôi âm đạo nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và theo dõi chảy máu âm đạo 3-6 tháng/lần.
  • Bổ sung Desmopressin – đồng phân quang học của Vasopressin với liều dùng 0,05- 0,2 mg x 1-3 lần/ngày.
  • Chẹn alpha-adrenergic: Chỉ định cho người bị bệnh tiểu không tự chủ do phì đại tiền liệt tuyến tắc nghẽn đường tiểu.

Lời khuyên dành cho người già gặp tình trạng tiểu không tự chủ

  • Không uống đồ uống có chứa chất kích thích: Người già khi bị chứng tiểu không tự chủ không nên dùng các loại đồ uống có caffein, bởi các chất này sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, giãn cơ thắt niệu đạo, lợi tiểu,… nên gây tiểu gấp, tiểu nhiều
  • Tập thể dục đều đặn: Đặc biệt người già nên tập bài tập Kegel để vừa giảm cân, vừa giảm áp lực bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng, hạn chế sự rò rỉ nước tiểu.
  • Kiểm soát lượng nước uống: Không uống quá nhiều nước, hạn chế tối đa việc uống nước vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ.
  • Luyện tập bàng quang và thói quen đi tiểu:  Nên đi tiểu theo giờ, tránh đi tiểu ngay khi có cảm giác mắc tiểu, việc làm này có thể cải thiện triệu chứng sau vài tháng.

 

Osaio có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc