Kiến thức bệnh học

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở Nữ giới – Làm sao để cải thiện?

Tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ là hội chứng tưởng chừng đơn giản, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cho người bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu và làm cách nào để cải thiện tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau để hiểu đúng về bệnh.

Mục lục

Tiểu đêm, tiểu nhiều ở Phụ nữ có thường xuyên gặp không?

Có đến hơn 20% phụ nữ sẽ bị rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són và tiểu không kiểm soát tại một thời điểm nào đó trong đời. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, thì bạn không cô đơn, có rất nhiều người cũng đang có tình trạng giống bạn

Những nguyên nhân gây tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tiểu đêm, tiểu nhiều ở Nữ

Tiểu đêm, tiểu nhiều do bàng quang tăng hoạt (OAB)

Bình thường chức năng bàng quang là chứa nước tiểu, khi lượng nước tiểu đến 1 lượng đủ lớn, bàng quang sẽ gửi tín hiệu thần kinh, để cơ bàng quang giãn ra và đưa nước tiểu xuống niệu đạo, sau đó sẽ đưa ra ngoài (việc này còn bị chi phối bởi sự điều khiển của ý thức của con người). Với Nữ giới bị bàng quang tăng hoạt hay bàng quang kích thích (OAB), bàng quang luôn ở tình trạng kích thích, làm cơ bàng quang thường xuyên giãn và gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm ngay cả khi lượng nước tiểu chưa đủ.

Đây là nguyên nhân thường thấy ở phụ nữ bị tiểu đêm, các biểu hiện như:

  • Đi tiểu nhiều vào cả ban ngày (> 8 lần/ngày), cả ban đêm (> 2 lần/đêm)
  • Hay cảm giác buồn tiểu gấp, không nhịn tiểu được lâu
  • Đi tiểu không hết, cảm giác thừa sau mỗi lần đi tiểu

Tiểu đêm, tiểu nhiều do viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu

Ở phụ nữ, do cấu tạo sinh lý của đường tiểu ngắn hơn so với Nam giới, do vậy dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu hơn. Còn đường thâm nhập của vi khuẩn có thể qua các hoạt động như: sinh hoạt tình dục, vệ sinh…

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều kèm theo đi tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi hay có màu.

Tình trạng viêm bàng quang cũng tương tự, gây ra kích thích bàng quang thường xuyên, nếu bạn thấy đau và căng tức bàng quang, phải đi tiểu gấp và sau mỗi lần đi tiểu, bạn cảm thấy thoải mái và bớt đau hơn, hãy chú ý đến nguyên nhân này

Tham khảo thêm bài viết viêm bàng quang…

Tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, người mẹ thường gặp tình trạng tiểu đêm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do uống nhiều nước hơn bình thường, gây tăng lượng nước tiểu, hoặc do tử cung chứa thai nhi đè lên vùng bàng quang, gây kích thích bàng quang hoặc do thay đổi hormon thai kỳ. 

Đây là hiện tượng sinh lý, thông thường bà mẹ sẽ hết các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều sau khi sinh con

Nếu sau khi sinh, bà mẹ vẫn còn các triệu chứng của tiểu đêm, tiểu nhiều hãy tham khảo bài viết sau Tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ sau sinh và các bài tập

Tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ, ở tuổi tiền mãn kinh từ 45-55 tuổi, đường tiết niệu dưới bị teo lại, và thay đổi hormon, làm tăng nguy cơ gây bàng quang tăng hoạt hay bàng quang kích thích (OAB) cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu

Do vậy phụ nữ ở tuổi này thường có các rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són và tiểu không kiểm soát.

Tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ do tác động của các loại thuốc

Tác động của các loại thuốc cũng là tác nhân thường thấy gây nên tiểu đêm, tiểu nhiều ở phụ nữ. Thường gặp nhất là các thuốc lợi tiểu, đăc biệt khi uống vào buổi tối, các loại thuốc lợi tiểu này thường được dùng kèm để điều trị tăng huyết áp, điều trị phù ví dụ: Furosemide, demeclocycline, lithium,…

Những hậu quả nếu không điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều

Tiểu đêm gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Ở phụ nữ, cơ địa đã yếu hơn so với đàn ông, tiểu đêm và tiểu nhiều gây nên gián đoạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần, đồng thời gây nên mệt mỏi chán ăn… Đặc biệt ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tiền mãn kinh, sự ảnh hưởng của tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều còn nguy hiểm hơn khi đây là những giai đoạn nhạy cảm và cần tăng cường bổ sung sức khoẻ.

Tiểu đêm, tiểu nhiều gây mất tự tin, ngại ra ngoài ở phụ nữ

Việc đi tiểu liên tục gây ra tâm lý e ngại và mất tự tin khi đi ra ngoài, đặc biệt ở phụ nữ. Nhiều lúc xảy ra tình trạng són tiểu hay tiểu không kiểm soát ở người bệnh, điều này cản trở tâm lý, và lâu ngày tạo thói quen xấu trong giao tiếp, cũng như trong công việc hay sinh hoạt

Tiểu đêm, tiểu nhiều gây tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch

Nguy cơ này xảy ra khi người bệnh thường xuyên phải thức dậy ban đêm để đi tiểu, gây ra phản ứng tăng huyết áp và giảm huyết áp bất thường, gây nên các bệnh lý về tim mạch. Kèm theo đó là nguy cơ đột quỵ ban đêm ở những phụ nữ lớn tuổi

Tiểu đêm, tiểu nhiều làm tăng nguy cơ chấn thương, té ngã

Việc thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, gây nên nguy cơ té ngã cao ở Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi do thị lực và vận động kém. Cần đặc biệt chú ý với người người cao tuổi, ở một mình và có các triệu chứng của đi tiểu đêm, tiểu nhiều

 

OSAIO, giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều cho người bệnh

OSAIO là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són và tiểu không kiểm soát nhờ cơ chế tác động toàn diện lên hệ thống đường tiết niệu, dự phòng và duy trì tình trạng ổn định chỉ sau 1 tháng sử dụng.

OSAIO khuyên dùng cho bệnh nhân

Người gặp các vấn đề liên quan đến bàng quang tăng hoạt hay bàng quang kích thích (OAB)

– Người có các vấn đề về thận yếu, gây các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són và tiểu không kiểm soát

OSAIO với các thành phần Thảo Dược hoàn toàn tự nhiên, với cơ chế tổng lực

Ích trí nhân: hoạt chất Izalpinin, có tác dụng Kháng Muscuric, giảm sự kích thích của bàng quang nhờ đó sẽ ngăn ngừa hiện tượng kích thích bàng quang ở các bệnh nhân có hội chứng OAB.

Cẩu tích, Sơn thù du, Kim Anh Tử: bộ 3 Thảo Dược có tác dụng bổ thận, dành cho Nam giới ở tuổi trung niên, chức năng thận đã suy giảm với cơ chế tăng khả năng tái hấp thu và cô đặc nước tiểu, giảm tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát

Hoàng Cầm có chức năng kháng khuẩn, hỗ trợ giảm viêm nhiễm đường tiết niệu từ đó, giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm và tiểu nhiều lần

Tác dụng

Hầu hết bệnh nhân giảm số lần đi tiểu đêm sau 1 tháng sử dụng

OSAIO cam kết chất lượng

– Thành phần 100% chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên

– Hàm lượng hoạt chất cao hơn 3-5 lần các sản phẩm thông thường

– Chiết xuất bởi công nghệ EECV từ CHLB Đức

– Sản phẩm được các bác sĩ phòng khám tin tưởng sử dụng (Xem điểm bán TẠI ĐÂY)

– Giúp giảm nhanh triệu chứng sau 3-5 ngày sử dụng, đạt hiệu quả ổn định sau 1 tháng dùng sản phẩm và duy trì kết quả lâu dài sau 2 tháng sử dụng liên tục

 

Các phương pháp chẩn đoán tiểu đêm hiện nay

Dựa và triệu chứng lâm sàng

Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và các câu hỏi tiền sử bệnh để đánh giá mức độ bệnh cho bạn. Những câu hỏi thường được hỏi để đánh giá như:

  • Tổng lượng nước uống và lượng nước tiểu đi tiểu hàng ngày để phân biệt tiểu nhiều lần và đa niệu
  • Mức độ khi khởi phát, số lần đi tiểu tiến triển từ lúc bắt đầu bị tới giờ; có hay không các triệu chứng kích thích như tiểu gấp, tiểu buốt
  • Các triệu chứng tắc nghẽn như cảm giác tiểu yếu, tiểu không hết…
  • Các thuốc đang dùng hiện nay

Dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng

Bệnh nhân có thể được làm 1 số xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm để kiểm tra chức năng các bộ phận thuộc đường tiết niệu, xét nghiệm đường huyết để kiểm tra có phải do tiểu đường hay không, xét nghiệm kiểm tra nhiễm khuẩn niệu…

Biện pháp khắc phục tình trạng tiểu đêm ở Nữ giới

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh là điều tiên quyết để xác định được phương án điều trị hợp lý. Chính vì vậy khi có các biểu hiện của tiểu đêm thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và chữa trị đúng cách.

Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm không dùng thuốc mà người bệnh có thể tham khảo gồm có:

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống gây kích ứng bàng quang như trà, cà phê, đồ uống có ga, rượu bia, thực phẩm ngọt hoặc cay nóng; đặc biệt là trước khi đi ngủ
  • Xây dựng một cuộc sống lành mạnh và ít lo nghĩ, giảm căng thẳng cũng như stress
  • Đối với phụ nữ sau thai sản thì có thể áp dụng bài tập Kegels giúp tăng cường các cơ vùng chậu: người bệnh thực hiện thắt chặt các cơ vùng sinh dục niệu đạo để giúp ngăn phản xạ đi tiểu khi cần. Giữ động tác trong 5-10 giây rồi thả lỏng trong 10 giây và lặp lại khoảng 10 lần. Bệnh nhân nên duy trì bài tập này thường xuyên (khoảng 3 lần/ngày) để kiểm soát hoạt động của cơ bàng quang.

Tham khảo bài tập tại đây (gắn link bài tập)

Một số món ăn tốt cho phụ nữ mắc chứng tiểu đêm tiểu nhiều

Giảm tiểu đêm, tiểu nhiều bằng canh xương heo- thuốc bắc

Nguyên liệu:

Cây chó đẻ: 15g

Phúc bồn tử: 10g

Huyền sâm: 15g

Đỗ trọng: 15g

Xương heo: 500g

Cách chế biến:

Luộc xương heo và rửa sạch các dược liệu. Đun tất cả trên lửa lớn, sau khi sôi thì chuyển lửa nhỏ dần, ninh khoảng 2h đến khi nước ngọt, nêm nếm gia vị vừa dùng

 

Giảm tiểu đêm, tiểu nhiều bằng trà hạt sen, chà là đen

Nguyên liệu:

Hạt sen: 5g

Chà là đen: 5g

Cách chế biến:

Rửa sạch nguyên liệu và cho khoảng 500 ml nước, nấu trong khoảng 10 phút ở lửa vừa phải, có thể thêm đường vừa dùng

Hạt sen và chà là đen có tác dụng bổ tỳ vị, bổ khí, có thể dùng làm trà uống thường ngày

Giảm tiểu đêm, tiểu nhiều bằng trứng luộc với sói rừng và táo tàu

Nguyên liệu

Quả sói rừng: 15-30 g

Táo tàu: 6 quả

Trứng gà: 2 quả

Cách chế biến

Đun sôi các nguyên liệu. Trứng luộc chín, bóc vỏ rồi bỏ trứng vào nồi nước có các nguyên liệu đã nấu kia, đun thêm 1 vài phút. Khi dùng bạn ăn trứng và uống nước canh.

Tiểu đêm có thể là triệu chứng của một bệnh lý hoặc đơn thuần là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi bên trong và bên ngoài. Do đó, người bệnh cần lắng nghe cơ thể để đánh giá mức độ triệu chứng của mình thật kỹ. Nếu thấy hiện tượng bị lặp đi lặp lại nhiều hoặc có các bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Từ đó bạn được điều trị chấm dứt sớm biểu hiện này giúp duy trì sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của mình.

Tham khảo:

  1.     https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3508707/
  2.     http://read.nxtbook.com/medreviews/urology/volume18no1/prevention_fallsintheelderly.html

 

 

Osaio có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc