Hội chứng tiểu đêm

Lý do người lớn tuổi thường mắc bệnh lý Bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt không còn xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt đối với người cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu són,.. gây ra không ít bất tiện, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Vậy tại sao bệnh lý này dễ xảy ra ở người lớn tuổi? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng giải đáp các thắc mắc

Mục lục

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng rối loạn chức năng giữ nước tiểu của bàng quang. Bàng quang co bóp bất thường, không đúng thời điểm, cũng như không có sự kiểm soát dẫn tới cảm giác mắc tiểu đột ngột, thôi thúc đi tiểu ngay mà không nhịn được. Trường hợp nhịn tiểu có thể bị són tiểu.

Thông thường, bàng quang có thể chứa lượng nước tiểu từ 400 – 500 ml. Tuy nhiên, khi chức năng bàng quang suy giảm, các cơ bàng quang suy yếu, khi lượng nước tiểu chỉ mới 100 – 150ml thì đã có cảm giác mắc tiểu với biểu hiện là tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt gây tiểu gấp, có thể kèm theo són tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu nhiều lần,… Tuy nhiên, không tìm thấy nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác. Tuy không gây nguy hiểm nhưng hội chứng này khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, học tập, công việc hằng ngày. Một số người bệnh còn bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn.

Thông thường, hội chứng bàng quang tăng hoạt thường xảy ra với người bệnh cao tuổi hoặc người có một số yêu tố nguy cơ như bệnh lý thần kinh, đường tiết niệu, phụ nữ mang thai nhiều lần.

Tại sao tuổi càng cao lại càng dễ mắc bàng quang tăng hoạt?

Phản xạ đi tiểu bình thường là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các nhóm cơ trong bàng quang, nước tiểu, nước tiểu được thải ra theo từng đợt. Trong đó:

  • Lớp cơ bàng quang giữ nhiệm vụ tống nước tiểu ra bên ngoài.
  • Cơ thắt niệu đạo trong: Có vị trị ngay cạnh cổ bàng quang, có tác dụng đóng chặt lỗ niệu đạo khiến nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài.
  • Cơ thắt niệu đạo ngoài: Có tác dụng kiểm soát quá trình đi tiểu.
  • Cơ sàn chậu: Nằm ngay dưới bàng quang, có vai trò giữ cho các cơ quan ở vùng chậu ở đúng vị trí, gíup ống niệu đạo đóng lại đều đặn.

Theo thời gian, các nhóm cơ trên dần bị suy yếu sẽ dẫn tới rối loạn chức năng bàng quang. Và đây là tình trạng đặc trưng của người cao tuổi. Thời gian và tuổi tác khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị lão hoá, không loại trừ cơ bàng quang và các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường. Hệ quả tất yếu là bàng quang co bóp quá mức trong giai đoạn làm đầy bàng quang. Những co bóp này diễn ra tự phát và không thể kìm hãm khiến người bệnh xảy ra rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu đêm,…

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của người cao tuổi dễ bị suy yếu, dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt. Một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:

  • Rối loạn thần kinh: Bệnh Parkinson, tổn thương tuỷ sống do chấn thương, bệnh đái tháo đường, đột quỵ.
  • Có sự bất thường ở bàng quang như xuất hiện của sỏi hay khối u của bàng quang.
  • Một số yếu tố gây cản trở dòng chảy từ bàng quang như u xơ tiền liệt tuyến, các tác động điều trị vùng tiểu khung.
  • Sử dụng nhiều cafe, bia rượu,..

Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng tới người bệnh như thế nào?

Các dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, công việc, học tập và thậm chí cả tâm lý của người bệnh. Nhiều người bệnh phải âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều tháng, nhiều năm do tâm lý xấu hổ, tự tin, e ngại không muốn đi khám. Tình trạng này, gây ra những ảnh hưởng như:

Ảnh hưởng tới công việc

Người bệnh luôn luôn lo sợ dấu hiệu mắc tiểu đột ngột có thể đến bất cứ lúc nào và phải “ghé thăm” nhà vệ sinh ngay lập tức. Nếu chậm trễ có thể dẫn tới són tiểu. Điều này khiến người bệnh không tập trung làm việc, gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc hằng ngày.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Phần lớn người bệnh mắc bàng quang tăng hoạt có tâm lý e ngại, xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Sợ mọi người phát hiện, nhất là mỗi lần không may bị són tiểu ra quần. Do đó, họ thường xuyên sống khép kín, không cởi mở với mọi người. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ trầm cảm.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần khiến người bệnh phải thường xuyên thức giấc giữa đêm để vào nhà vệ sinh. Sau đó, họ thường khó ngủ lại, thâm chí là thức trắng tới sáng. Tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người bệnh.

Làm sao để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt?

Để cải thiện bàng quang tăng hoạt cần tăng cường trương lực của cơ bàng quang, từ đó làm tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang. Để làm được điều này, cần lưu ý một số điều sau

Giữ cân năng hợp lý

Cân nặng quá mức gây chèn ép lên bàng quang làm tăng triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Người bệnh cần giữ trọng lượng khoẻ mạnh, hạn chế thừa cân béo phì. Tăng cường tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt. Để cải thiện các triệu chứng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau

  • Hạn chế những đồ ăn, thức uống gây kích thích bàng quang như rượu, bia, cafe, đồ uống có gas, thức ăn cay nóng,..
  • Hạn chế các thực phẩm giàu tính acid: Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, nho hay cà chua.
  • Hạn chế các thực phẩm có chứa các chất làm ngọt nhân tạo: aspartame, saccharin và những chất làm ngọt nhân tạo khác không chỉ có trong thức uống mà còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm.
  • Các loại thức ăn mặn như khoai tây chiên, các thực phẩm mặn khác khiến cơ thể giữ nước và làm cho người bệnh khát nước, uống nhiều nước hơn gây kích thích bàng quang.
  • Điều chỉnh lượng nước uống trong ngày vào cơ thể theo điều kiện làm việc và sinh hoạt của người bệnh.

Thực hiện một số bài tập

Tập đi tiểu đúng giờ: Người bệnh chọn khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 3-4 giờ chứ không nhất thiết phải đi tiểu khi có cảm giác lạ trong bàng quang.

Kỹ thuật tập luyện khác: Tập kìm nén, kiểm soát tiểu gấp, tập luyện bàng quang, tập co thắt cơ sàn chậu… nhằm hỗ trợ việc kìm nén đi tiểu

Dùng thuốc

Thuốc kháng Muscarinics có tác dụng làm giảm sự co bóp của cơ bàng quang. Nhóm thuốc này đã được thử nghiệm lâm sàng và đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt bao gồm darifenacin, fesoterodine, oxybutynin, solifenacin, tolterodine và trospium. Tác dụng phụ ngoài ý muốn của nhóm thuốc này là gây ra cảm giác khô miệng, mờ mắt, nhức đầu, khó tiêu, táo bón,..

Một số thuốc khác có hiệu quả lên bàng quang tăng hoạt, nhưng cơ chế chưa rõ ràng như flavoxate, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (imipramine, amitryptyline, duloxetine), alpha-adrenergic antagonist (tamsulosin, alfuzosin, doxazosin…).

Thuốc mới mirabegron: Có tác dụng giãn cơ và gia tăng dung tích bàng quang. Ở nước ta, hiện nay chưa có loại thuốc này.

Những biện pháp cải thiện khác được áp dụng khi kháng thuốc như tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang, kích thích thần kinh cùng, kích thích thần kinh chày, mở rộng bàng quang bằng ruột,…

Sử dụng các sản phẩm Thảo Dược

Các sản phẩm Thảo Dược với các hoạt chất thiên nhiên, không tác dụng phụ là lựa chọn hiệu quả của nhiều người già mắc bàng quang tăng hoạt hiện nay. Các Thảo Dược được tin dùng như Ích Trí Nhân với hoạt chất Izalpinin, tác dụng kháng Muscarinics, giảm sự co bóp bàng quang; Hoàng Cầm với hoạt chất Baicalein và wogonin có tác dụng chống viêm, giảm sự kích thích bàng quang. Ngoài ra, các Thảo Dược bổ thận, ích niệu trong các bài thuốc cổ xưa như Cẩu Tích, Sơn Thù Du, Kim Anh Tử cũng có tác dụng hiệu quả đối với bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt với các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiểu, tiểu không kiểm soát.

Xu hướng Thảo Dược kết hợp với Hiện Đại trong bào chế, chiết xuất mang lại cho người bệnh những sản phẩm hiệu quả, an toàn.

 

Osaio có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc