Tiểu đêm nhiều là do suy thận, có đúng hay không?

Tiểu đêm là tình trạng gặp phổ biến hiện nay, không chỉ ở người già mà còn trên cả người trẻ tuổi. Mọi người vẫn thường thắc mắc “Tiểu đêm nhiều là do suy thận, có đúng hay không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, mời quý bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

TIỂU ĐÊM NHIỀU Có phải do suy thận

Mục lục

Tiểu đêm và suy thận là gì?

Tiểu đêm, là tình trạng người bệnh phải thức dậy nhiều hơn 1 lần đi tiểu vào ban đêm, mỗi lần thức dậy làm gián đoạn giấc ngủ (ICS). Đối với người bình thường, khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra hoocmon chống bài niệu ADH, làm giảm lượng nước tiểu sản xuất, đồng thời làm tăng sức chứa bàng quang, nên không cần phải thức dậy để đi tiểu. Thức dậy nhiều hơn 1 lần được gọi là bệnh lý.

Suy thận, là tình trạng suy giảm chức năng thận, hay tổn thương thận. Suy thận có thể chia thành 2 nhóm:

  • Suy thận cấp: Chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn và có khả năng hồi phục chức năng thận (một phần hoặc hoàn toàn) nếu được điều trị hiệu quả ngay từ đầu.
  • Suy thận mạn: Tiến triển trong một thời gian dài và các giải pháp điều trị chỉ tập trung vào kiểm soát bệnh chứ không thể hồi phục hoàn toàn chức năng thận

 Tiểu đêm nhiều có phải do suy thậnTiểu đêm và suy thận có liên quan gì tới nhau?

Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ chất thải dư thừa, duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Khi suy thận, các chức năng này bị suy giảm, làm tăng lượng nước tiểu sản xuất ra, gây nên tình trạng tiểu đêm.

Ngoài ra, tiểu đêm còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, không chỉ riêng tình trạng suy thận, mà còn bao gồm nhiều bệnh lý khác như:

  • Bàng quang tăng hoạt (OAB)
  • Viêm bàng quang
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Phì đại tiền liệt tuyến
  • Sỏi thận

Đi tiểu đêm nhiều suy thận

Dấu hiệu của tiểu đêm do suy thận là gì?

Nếu bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm, kèm theo các triệu chứng sau ở ban ngày, thì có thể bạn đã bị suy thận

  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi, ớn lạnh
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt
  • Co giật cơ bắp, chuột rút
  • Nấc
  • Phù chân, tay, mặt, cổ
  • Ngứa dai dẳng
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau hông lưng

Ngoài ra để biết chính xác xem mình có phải bị tiểu đêm do suy thận hay không, bạn cần phải đi khám, để có thể làm các xét nghiệm và chẩn đoán như:

  • Siêu âm bụng để kiểm tra thận
  • Phân tích nước tiểu
  • Đo thể tích nước tiểu
  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra sinh thiết thận

Siêu âm ổ bụng kiểm tra thận

Tiểu đêm do suy thận, bạn cần phải làm gì?

Khi đã xác định đúng nguyên nhân tiểu đêm là do suy thận, thì bác sĩ sẽ đưa ra những liệu pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những phương pháp điều trị dưới đây.

Theo phương pháp dân gian

Cây nhọ nồi

Nhọ nồi có tác dụng thanh nhiệt, tăng cường chức năng thận được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau như cầm máu, suy thận, suy gan, gan nhiễm mỡ, viêm họng,… Nhọ nồi sử dụng để điều trị suy thận mang lại hiệu quả tốt

Các bước tiến hành:

  • Lấy khoảng 20 gram cây nhọ nồi, mang đi rửa sạch rồi cắt khúc.
  • Nhọ nồi đã sơ chế, đem phơi 1-2 nắng hoặc sao nóng lên.
  • Lấy khoảng 15 gram đậu đen mang rang cháy.
  • Cho nhọ nồi, đậu đen vào nồi với 2 lít nước sạch, sắc lấy nước uống.
  • Sử dụng hằng ngày, khoảng 2-3 tuần, rồi nghỉ 3 ngày và sử dụng tiếp cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Cây nhọ nồi

Cây mã đề

Mã đề là cây thân cỏ, khá phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại dược liệu có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, rất tốt trong làm mát gan và giải độc gan thận, giúp cải thiện chức năng thận.

Các bước tiến hành như sau:

  • Mã đề thu hái, rửa sạch và cắt khúc.
  • Cho mã đề đã sơ chế vào nồi sắc với nước, dùng làm nước uống.
  • Sử dụng hằng ngày, đến khi thấy được hiệu quả.

Cây xạ đen

Cây xạ đen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, sử dụng để bổ thận và tăng cường chức năng thận rất tốt.

Các bước tiến hành như sau:

  • Xạ đen, đem rửa sạch, cắt khúc, phơi khô.
  • Kim ngân hoa, đem rửa sạch, phơi khô.
  • Lấy 12 gram kim ngân hoa và 15 gram xạ đen sơ chế ở trên sắc với nước, uống hằng ngày.

Theo phương pháp Đông Y

Theo Đông Y thì các bài thuốc thường sẽ tập trung vào việc điều trị thận yếu và bổ thận. Do đó, sử dụng Đông Y không những giúp điều trị các triệu chứng mà còn giúp cải thiện được tận gốc của vấn đề. Một số bài thuốc có thể kể đến như:

Bài thuốc số 1:

Thành phần: Quế quảng, đậu kí sinh, phụ tử chế, lộc giác giao, địa hoàng thán, đương quy, kỷ tử.

Cách thực hiện:  Rửa sạch, sau đó cho vào ấm thuốc để sắc cùng 6 bát nước, đến khi chỉ còn 1 bát thì dừng lại. Mỗi ngày sử dụng một thang sắc làm 3 lần uống vào 3 thời điểm trong ngày, không sử dụng sang ngày hôm sau.

Bài thuốc số 2:

Thành phần: Chuẩn bị cây sâm tanh tách, cây mực, cây quýt gai và cây muối.

Cách thực hiện: Đem sấy khô tất cả các thành phần này, cho vào ấm cùng 200 ml nước. Đun sôi thì đem chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày, không để sang ngày hôm sau.

Bài thuốc số 3:

Thành phần: 16g hoài sơn, 12 g bạch biển đậu, kim anh, hắc táo nhân, liên nhục, viễn chí, sơn thù, thục địa, 10g cố chi và 8 quả đại táo.

Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc và sử dụng 3 lần/ngày. Đây là bài thuốc tác dụng bổ tâm thận, đặc biệt phù hợp với những người hay bị mất ngủ, tiểu đêm nhiều lần.

Lưu ý:

  • Tuỳ thuộc vào cơ địa và thể trạng mà hiệu quả trên mỗi người có thể khác nhau.
  • Quá trình sử dụng thuốc, cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.

Theo phương pháp Tây Y

Một số thuốc, bạn có thể tham khảo khi điều trị tiểu đêm

  • Nhóm Antimuscarinic: Các loại thuốc như Darifenacin, Solifenacin đều chứa các chất kháng thụ thể Muscarinic acetylcholine. Có tác dụng khắc phục tình trạng bàng quang bị kích thích
  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa, phát ban, điều trị chứng rối loạn do chất độc tích tụ trong cơ thể gây ra.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid: Giúp giảm các triệu chứng phù nề, viêm nhiễm trong cơ thể.

Thuốc Tây Y

Còn trường hợp suy thận nặng (Khi chức năng thận giảm xuống dưới mức 50%) thì lúc này cần các phương pháp điều trị khác như:

  • Lọc màng bụng
  • Chạy thận nhân tạo
  • Ghép thận

Lưu ý:

Thuốc Tây cũng có thể làm giảm được các triệu chứng của bệnh tiểu đêm. Nhưng bệnh nhân cũng cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng, KHÔNG tự ý mua thuốc về sử dụng.

Lời khuyên của bác sĩ cho bệnh nhân tiểu đêm do suy thận

Để điều trị tiểu đêm do suy thận được hiệu quả, thì chúng tôi có một số lời khuyên dành cho bạn như sau:

  • Không uống quá nhiều nước vào buổi tối, đặc biêt các đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,..
  • Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết.
  • Kiểm soát cân nặng
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, không làm việc quá độ, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thoải mái tinh thần, tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.
  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ

Hi vọng qua những kiến thức trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý tiểu đêm, và trả lời được cho mình câu hỏi “Tiểu đêm nhiều là do suy thận, có đúng hay không?”. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về bệnh lý hoặc tìm sản phẩm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đêm, xin mời liên hệ:

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *