Tiểu đêm là một hội chứng thường gặp ở nhiều người hiện nay, đặc biệt là đối tượng người già. Vậy nguyên nhân, ảnh hưởng việc điều trị tiểu đêm nhiều lần ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Osaio.vn để hiểu rõ hội chứng này
Mục lục
Định nghĩa bệnh tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm theo định nghĩa của Hội Tiểu Kiểm soát quốc tế (International Continence Society (ICS))1 là một chứng bệnh, làm một cá nhân phải thức dậy vào ban đêm một hay nhiều lần để đi tiểu..
Mỗi lần đi tiểu làm gián đoạn giấc ngủ
Tiểu đêm và đái dầm là hai thuật ngữ cùng mô tả về tình trạng tiểu tiện, và chúng ta nghe khá nhiều về 2 thuật ngữ này. Có thể phân biệt tiểu đêm và đái dầm đơn giản như sau:
Tiểu đêm: Dậy đi tiểu nhiều lần
Đái dầm: Đi tiểu trong lúc ngủ
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm
Tiểu đêm được gọi là hội chứng, có nghĩa là do nhiều nguyên nhân gây nên. Những nguyên nhân như: Liên quan đến tiền liệt tuyến (ở Nam giới), Quá trình lão hoá ở người già, do tình trạng bàng quang tăng hoạt (OAB),.. là một số nguyên nhân chính. Chúng tôi liệt kê chi tiết các nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở đây, để bạn đọc có thể theo dõi và nắm bắt được tình trạng của mình
Tiểu đêm do liên quan đến tình trạng lão hoá
Bệnh tiểu đêm, hay gặp ở người lớn tuổi, do đối với lứa tuổi này, tình trạng lão hoá tăng, gây ra các rối loạn:
- Rối loạn bài tiết ADH (một Hoocmon giữ không cho bài tiết nước tiểu quá mức) ở người lớn tuổi
- Mất nước tại thận: Lão hoá làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu, đồng nghĩa với tăng lượng nước tiểu thải ra
- Giảm đáp ứng của hệ renin-angiotensin-aldosterone (hệ có nhiệm vụ điều hoà dịch trong cơ thể), làm tăng lượng sản xuất nước tiểu
Tiểu đêm do bàng quang tăng hoạt
Bình thường, khi lượng nước tiểu đạt ở mức 200 – 300 ml, bàng quang sẽ kích thích để giãn cơ trơn và nước tiểu sẽ xuống niệu đạo và đi ra ngoài. Người có hội chứng bàng quang kích thích, thì việc này sẽ diễn ra thường xuyên, ngay khi lượng nước tiểu còn ít, đặc biệt vào ban đêm, gây ra tình trạng tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Tiểu đêm do bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt chỉ gặp ở Nam giới, thường từ 50 tuổi trở lên. Bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt làm gia tăng kích thước của tuyến tiền liệt, làm chèn ép niệu đạo và bàng quang, kích thích bàng quang, từ đó gây ra các rối loạn tiểu tiện, dễ thấy nhất là tiểu đêm
Tiểu đêm ở trong thời kì mang thai
Tiểu đêm thường gặp ở phụ nữ mang thai, thường gặp nhất ở 3 tháng đầu. Có thể do người mẹ uống nhiều nước làm tăng lượng nước tiểu, có thể do tử cung chứa thai đè lên bàng quang, hoặc do thay đổi hoocmôn thai kì
Tìm hiểu thêm tại bài viết: Tiểu đêm khi mang thai…..
Tiểu đêm do các bệnh lý thần kinh
Các bệnh lý thần kinh như: Bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson làm giảm vận động, gây ra triệu chứng đường tiểu dưới như tiểu đêm, trước khi có các triệu chứng thần kinh xuất hiện.
Người ngôi xe lăn thường có ứ đọng dịch ở chi dưới gây phù chi dưới, đêm đến khi họ nằm có hiện tượng huy động dịch ứ đọng vào tuần hoàn, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, và gây đa niệu về đêm do tăng lượng máu đến thận. Một số bệnh nhân bị liệt nửa dưới cơ thể hoặc liệt tứ chi bị mất nhịp sinh học về bài tiết ADH. Những đối tượng này cũng có tình trạng tiểu đêm
Tiểu đêm do rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ xảy ra do lo âu, do rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ (ví dụ: ngưng thở lúc ngủ), do trầm cảm, do dùng thuốc ngủ, do uống rượu, do đau,… Chúng ta có thể xem, tình trạng những giấc ngủ vừa qua thế nào để có thể biết đây có phải là nguyên nhân gây tiểu đêm của mình
Tiểu đêm do tình trạng mãn kinh ở phụ nữ
Tiểu đêm gặp ở phụ nữ ở thời kì mãn kinh, do đường tiết niệu dưới bị teo lại, tăng nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng đường tiết niệu,..
Tiểu đêm do viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu
Bàng quang và niệu đạo là nơi chứa nước tiểu và đường ra của nước tiểu, khi viêm bàng quang, gây giảm dung tích và kích thích bàng quang hoạt động quá mức, từ đó gây nên tình trạng tiểu đêm
Tiểu đêm do suy thận, suy thận mạn tính – hội chứng thận hư
Suy thận, bệnh thận mạn tính-hội chứng thận hư gây tình trạng lợi niệu, nước tiểu được sản xuất quá mức, và gây nên tình trạng tiểu đêm
Tiểu đêm do tác động của các loại thuốc
Các loại thuốc thường gặp nhất là các thuốc lợi tiểu, đăc biệt khi uống vào buổi tối. Các loại thuốc lợi tiểu này thường được dùng kèm để điều trị tăng huyết áp, điều trị phù. Ví dụ: Furosemide, demeclocycline, lithium,..
Những nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh tiểu đêm mà nhiều người chưa biết
Tiểu đêm gây ra nhiều tác động với bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ như:
- Gián đoạn giấc ngủ và gây buồn ngủ vào ban ngày
- Gây mất ngủ cho người thân ở cùng
- Làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh
Hơn thế nữa, theo Northshore.com, tiểu đêm gây ra những hệ quả nghiêm trọng mà ít người chú ý tới
Điều trị hội chứng tiểu đêm như thế nào?
Tiểu đêm do rất nguyên nhân bệnh lý gây nên mà chúng ta đã trình bày ở phần trên. Để có phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá lâm sàng cũng như cận lâm sàng để tìm được ra nguyên nhân chính xác nhất.
Trước đó, bệnh nhân có thể tham khảo các hướng điều trị hiện nay được áp dụng:
- Đầu tiên, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt phù hợp
- Tham khảo một số thuốc Tây Y điều trị các nguyên nhân gây bệnh
- Tham khảo một số thuốc Đông Y
Điều chỉnh chế độ ăn uống khi bị tiểu đêm
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến lượng nước tiểu sản xuất ra, do vậy để điều trị tiểu đêm, người bệnh nên
- Hạn chế uống nhiều nước, không uống cafe, rượu bia vào buổi tối
- Hạn chế các loại canh có thành phần lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu…
- Bổ sung rau xanh và chất xơ
- Không ăn quá nhiều chất đạm như thịt hoặc ăn quá mặn
- Tránh ăn trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… trước khi đi ngủ
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khị bị tiểu đêm
- Giữ tinh thần không lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn tới mất ngủ
- Đánh lừa cảm giác đi tiểu bằng cách tập trung làm việc
- Tạo thói quen đi tiểu đúng 1 giờ nhất định trong ngày và trước khi đi ngủ
Một số thuốc Tây Y được dùng khi biết chính xác nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm
- Desmospressin: Thuốc có tác dụng giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm
- Thuốc kháng Muscarinic: Darifenacine, Solifenacine, Tolterodine,.. những hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn các cơn co thắt bàng quang khi chúng hoạt động quá mức
- Thuốc chẹn alpha-1: Alfuzosin, Doxazosin, Silodosin,… dùng cho bệnh nhân tiểu đêm do phì đại tuyền tiền liệt, thuốc chẹn alpha-1 giúp chặn sự tăng lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang dễ dàng mở ra, từ đó cải thiện được tình trạng bí tiểu và tiểu đêm
Tham khảo phương pháp Đông Y trong điều trị tiểu đêm
Theo YHCT, bàng quang và thận là 2 cơ quan chính đảm nhiệm chức năng tiểu tiện của cơ thể. Và tiểu đêm nhiều chủ yếu là do bàng quang yếu và thận hư suy yếu. Chính vì vậy, Đông Y tập trung vào ôn thận bổ dương, bổ khí làm ấm bàng quang, từ đó cải thiện các triệu chứng tiểu đêm.
Các vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông Y như: Ích Trí Nhân, Cẩu tích, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Xà sàng tử, Câu kì tử, Ngũ gia bì, Kim tiền thảo, Sơn thù du, Bạch quả,….
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Osaio Tiểu đêm
Hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện và ít gây tác dụng phụ đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Osaio Tiểu đêm là sự kết hợp giữa các thảo dược quý: Ích trí nhân, cẩu tích, hoàng cầm, sơn thù du, kim oanh. Những thảo dược được chiết xuất hiện đại, đảm bảo tuyệt đối thành phần dược chất từ công nghê EECV – CHLB Đức, kết hợp cùng nghiên cứu tác dụng dựa trên các nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm
Osaio tiểu đêm hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són và tiểu không kiểm soát
Với các cơ chế:
- Tăng cường chức năng thận
- Hỗ trợ điều trị tình trạng bàng quang tăng hoạt (OAB)
Hướng dẫn sử dụng:
Giai đoạn đầu:
- Ngày uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ngày
- Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h
- Đợt dùng kéo dài 30 ngày
Giai đoạn duy trì:
Uống 2-3 viên trước khi đi ngủ, trong 2-3 tháng