Hội chứng tiểu đêm

[Bàng quang] Những bệnh lý thường gặp nhất

Bàng quang là cơ quan nằm trong hệ tiết niệu, thường là nguyên nhân của nhiều tình trạng bệnh lý ở đường tiết niệu. Cụ thể đó là những bệnh lý nào, và các biện pháp chăm sóc hay ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả, mời các bạn xem bài viết dưới đây.

Mục lục

Vai trò của bàng quang trong cơ thể

Bàng quang là cơ quan nằm ngay dưới phúc mạc, sau khớp mu. Khi ở trạng thái rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước của vùng chậu, phía sau là trực tràng và cơ quan sinh dục. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ căng lên thành hình cầu, vượt lên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Ở người trưởng thành, bàng quang chứa khoảng 300 – 500 ml nước tiểu. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh lý thì dung tích bàng quang có thể tăng lên đến đơn vị lít hoặc giảm xuống đơn vị chục ml.

Chức năng chính của bàng quang là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiểt ra và đào thải lượng nước tiểu ra ngoài thông qua niệu đạo.

Các bệnh lý thường gặp ở bàng quang

Bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, có thể tái diễn nhiều lần trong thời gian dài. Nó không chỉ gây ảnh hưởng không tốt tới bàng quang mà còn làm tổn thương các cơ quan xung quanh như vùng chậu.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang như:

  • Nhiễm khuẩn
  • Do thuốc, xạ trị, hoá chất,..
  • Biến chứng của các bệnh khác như tiểu đường, sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến hoặc tổn thương tuỷ sống.

Triệu chứng thường gặp của viêm bàng quang:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu mót, cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu ra máu, tiểu rắt.
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu
  • Vùng bụng dưới căng tức, ớn lạnh, sốt nhẹ.

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chức năng bàng quang suy giảm, suy thận, hiếm muộn, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, tình dục.

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là hiện tượng bàng quang co bóp không đúng thời điểm gây ra cảm giác đi tiểu thường xuyên

Bình thường, bàng quang có thể chứa 300 – 500 ml nước tiểu thì mới bắt đầu kích thích đi tiểu, tuy nhiên đối với bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt, khi lượng nước tiểu chỉ khoảng 100 – 150 ml, bàng quang đã kích thích để đi tiểu.

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt, thì chưa rõ ràng, tuy nhiên có thể do các yếu tố như:

  • Bất thường trong bàng quang như sỏi hoặc khối U
  • Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh xơ hoá tuỷ, tổn thương tuỷ sống, đái tháo đường,..
  • Yếu tố gây cản trở dòng chảy bàng quang như U xơ tiền liệt tuyến, các tác động điều trị vùng tiểu khung.
  • Sử dụng cà phê hoặc bia rượu quá mức.

Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt bao gồm: Tiểu gấp, có cảm giác đột ngột muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được và phải đi tiểu ngay, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm,..

Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở Nam giới thường cao hơn ở Nữ giới. Tình trạng ứ đọng nước tiểu là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi bàng quang.

Nguyên nhân của sỏi bàng quang được chia làm 2 loại như sau:

  • Sỏi từ hệ tiết niệu như trên thận, niệu quản rơi xuống bàng quang gây sỏi bàng quang.
  • Sỏi được hình thành từ bàng quang, có thể do nguyên nhân gây ra như:

+ Có dị vật như chỉ khâu thực hiện phẫu thuật, đầu sonde ứ đọng nước tiểu ở người hẹp niệu đạo, mảnh đạn,..

+ Chít hẹp cổ bàng quang, túi thừa niệu đạo, túi thừa bàng quang.

Ngoài ra, do thói quen uống ít nước, ngồi một chỗ quá lâu hay nhịn tiểu, ít vận động,.. cũng là yếu tố gây sỏi bàng quang.

Các triệu chứng mà người bệnh gặp phải như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt
  • Sốt nhẹ
  • Đau bụng dưới
  • Đau giữa lưng hoặc hai bên lưng
  • Nước tiểu đục hoặc có màu đỏ

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang tuy ít phổ biến nhưng là bệnh lý nguy hiểm tại bàng quang. Bản chất ung thư là các tế bài bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u bàng quang. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh lý mà khối u này có kích thước lớn, nhỏ. Những người bệnh nặng, khối U phát triển sâu bên trong lớp cơ bàng quang cao hơn. Các tế bào ung thư cũng có thể di căn sang các bộ phận khác.

Các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn
  • Có lẫn máu trong nước tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Vùng bụng, vùng chậu, vùng hông thường xuất hiện các cơn đau bất thường.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý về bàng quang

Để xác định các bệnh lý về bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật như sau:

Siêu âm bàng quang

Phương pháp này được sử dụng khi gặp các vấn đề về rối loạn tiểu tiện. Siêu âm nhằm phát hiện ra các dị tật bẩm sinh, các khối U, đánh giá mức độ xâm lấn thành bàng quang và tình trạng ứ nước của đường tiết niệu. Dựa vào đó, bác sĩ xác định vấn đề mà bạn gặp phải.

Nội soi bàng quang

Chẩn đoán hình ảnh thông qua máy nội soi chuyên dụng. Bác sĩ nhìn trực tiếp vào ống nội soi hoặc thông qua màn hình máy tính. Nếu phát hiện ra điều gì bất thường trong bàng quang thì có thể điều trị ngay khi đang làm thủ thuật.

Phân tích xét nghiệm nước tiểu

Nhằm xác định tỷ lệ vi khuẩn, mủ lẫn trong nước tiểu để đánh giá mức độ nhiễm khuẩn từ đó xác định phác đồ điều trị hợp lý.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh về bàng quang

Để tránh các nguy cơ mắc phải bệnh lý về bàng quang, tốt nhất mọi người cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bản thân bằng cách:

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước mỗi ngày.
  • Không nên nhịn tiểu, mà hãy đi tiểu kịp thời khi xuất hiện tình trạng mắc tiểu.
  • Nên tắm bằng voi hoa sen, không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm hoặc dưới ao hồ, sông suối.
  • Nên lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau khi đi vệ sinh nếu bạn là nữ.
  • Không sử dụng các loại thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt.
  • Nên đi tiểu sau khi quan hệ.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hằng ngày, nhất là với những người có bệnh lý về bàng quang.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh về bàng quang mà còn phòng tránh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái với chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khoẻ.
  • Không hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
  • Kiểm soát cân nặng nhằm giảm áp lực lên bàng quang.

Osaio có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc