Kiến thức bệnh học

[GIẢI ĐÁP] Thận yếu gây tiểu nhiều: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thận yếu đi tiểu nhiều là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh. Vậy bản chất của tình trạng Thận Yếu đi tiểu nhiều là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây

Mục lục

Chức năng và vai trò của thận trong cơ thể

Với 1 người khoẻ mạnh, bình thường, 2 quả thận trong cơ thể đảm nhận tốt những chức năng sau đối với cơ thể

  • Lọc máu và chất thải
  • Điều hoà thể tích máu
  • Bài tiết nước tiểu

Có thể nói, thận là cơ quan liên quan trực tiếp đến việc tạo, điều hoà và bài tiết nước tiểu trong cơ thể.

Tình trạng thận yếu là gì

Thận yếu hay còn gọi là suy giảm chức năng thận là tình trạng thận mất đi những chức năng bình thường ban đầu, do tác động cuả nhiều nguyên nhân khác nhau. Thận yếu thường tiến triển từ từ và khó nhận biết

Thận yếu
                                            Thận yếu gây tiểu nhiều

Một số biểu hiện ở bệnh nhân thận yếu đi tiểu nhiều

Hay rùng mình và lạnh tứ chi khi bị thận yếu

Cảm giác ớn lạnh, tứ chi xanh xao, lạnh băng, thậm chí lạnh đến vùng đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình, lạnh chi thường kèm theo các biểu hiện của thận hư như: Đau lưng, nhức mỏi đầu gối, cơ thể suy kiệt, chán chường, thở yếu, ăn không ngon,..

Hen suyễn khi bị thận yếu

Thận là cơ quan nạp khí, nếu thận hư sẽ không thể tích khí, dẫn tới tình trạng khó thở, thở khò khè. Nguy hiểm hơn, cùng với chứng hen suyễn, bệnh nhân còn có các triệu chứng vã mồ hôi lạnh

Suy giảm chức năng sinh dục

Đông Y cho rằng, thận là nơi chứa tinh. Thận âm và dương đóng vai trò tương trơ và chế ngự lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý bình thường cho cơ thể. Một khi sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc chức năng thận bị suy giảm thì sẽ dẫn tới suy giảm chức năng sinh dục, kèm theo một số rối loạn như xuất tinh sớm, mộng tình, liệt dương,…

Hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều là các dấu hiệu thận yếu thường gặp

Tiểu nhiều và tiểu nhiều về đêm khi thận yếu

Các biểu hiện như tiểu đêm nhiều, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu là biểu hiện phổ biến của tình trạng thận yếu

Chóng mặt, ù tai

Táo bón

Lưng đau, mỏi gối

Nguyên nhân của tình trạng thận yếu đi tiểu nhiều

Do thận bị lão hoá, đặc biệt là khi tuổi tăng cao

Do người bệnh thường xuyên ăn uống các loại thức ăn có hàm lượng muối cao hoặc các loại thực phẩm có nhiều đường

Do tình trạng thừa cân, béo phì, lười vận động làm chức năng thận suy giảm

Do sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, làm giảm chức năng thận

Do mắc các bệnh lý như đái tháo đường, sỏi đường tiết niệu gây biến chứng suy thận, di căn sang các vùng khác của cơ thể

Biểu hiện của tình trạng thận yếu đi tiểu nhiều

Một ngày đi tiểu hơn 8 lần, ban đêm phải thức dậy đi tiểu hơn 2 lần. Tổng lượng nước thải ra mỗi ngày quá 3 lít.

Nước tiểu có màu vàng rất đậm, thường nổi bọt. Một số trường hợp xuất hiện máu trong nước tiểu.

Thường đau ở vùng thắt lưng, nhất là ở mặt lưng. Có thể gặp phù chân, phù mặt.

Người bệnh mất ngủ hoặc ngủ khó, hay vã mồ hôi và xuất hiện quầng thâm mắt.

Thường hay nổi da gà, chịu lạnh kém, tóc xơ rối dễ gãy rụng

Cách chữa thận yếu đi tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả

Thận yếu gây đi tiểu nhiều lần là tình trạng không ai mong muốn. Bệnh gây ra nhiều thay đổi sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời còn ảnh hưởng đến chức năng thận nếu không kịp thời chữa trị. Do đó, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị. Dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà có phác đồ điều trị khác nhau:

Dùng thuốc Đông y

Y học cổ truyền có nhiều phương thuốc chữa thận yếu đi tiểu nhiều lần. Tùy từng trường hợp bệnh mà phối hợp các dược liệu khác nhau với tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các bài thuốc này là điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng và an toàn cho người sử dụng. Tuy vậy, người bệnh cần dùng thuốc điều trị trong thời gian dài, có thể là vài tuần hoặc vài tháng.

Bài thuốc số 1

Thành phần: Tang phiêu tiêu, ngũ vị tử, đương quy, miết giáp, ô dược, ích trí nhân, mẫu lệ, thạch xương bồ, thỏ ty tử, đảng sâm, long cốt, hoài sơn, viễn chí, phục thần, .

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu trên được phơi khô, thái mỏng thành từng lát.
  • Đem đun với 500ml nước, đến khi còn ⅕ lượng nước thì dừng (hoặc đến khi thấy nước đặc sệt lại).
  • Nước uống cần được pha mới vào mỗi ngày. Sử dụng trong ít nhất 1 tuần để có hiệu quả.

Bài thuốc số 2

Thành phần: Mạch môn, ngũ vị tử, phục linh, thái tử sâm, địa hoàng thang, biển đậu, kỷ tử, sơn dược.

Cách thực hiện:

  • Các vị dược liệu trên được sắc với nước sạch trong khoảng nửa tiếng đến 1 giờ.
  • Nước được lọc qua phễu để chắt riêng phần nước.
  • Nước thuốc được chia thành 2 – 3 phần và sử dụng ngay trong ngày.

Sử dụng Tây y

Hiện nay trên thị trường có nhiều nhóm thuốc có khả năng điều trị thận yếu gây đi tiểu nhiều lần. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê các nhóm thuốc sau trong đơn thuốc chữa bệnh:

  • Thuốc lợi niệu: Furosemid, thiazid, amilorid… Khi thận suy giảm chức năng, nhiều chất độc hại không được bài tiết và làm tăng áp lực cho cơ quan này. Do đó, dùng các thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng thải các chất này, từ đó ngăn chặn thận càng suy yếu.
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Atenolol, amlodipin, quinapril… Huyết áp của người suy thận thường tăng cao đột ngột, do đó các thuốc nhóm này giúp ngăn chặn tình trạng này.
  • Thuốc cân bằng acid uric: Colchicin, allopurinol,… Bình thường acid uric được thận đào thải theo nước tiểu. Khi thận suy yếu, lượng chất này bị đào thải suy giảm, và nồng độ trong máu tăng cao, gây bệnh gout. Các thuốc này giúp hạn chế biến chứng gây bệnh gout xảy ra ở người suy thận.
  • Thuốc chống rối loạn máu: Sắt, Darbe epo beta… Bệnh nhân suy thận thường bị rối loạn các hormone tham gia quá trình tạo máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần bổ sung đủ máu cho cơ thể hoạt động
  • Người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng. Cần tới khám bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc. Nếu sử dụng thuốc không đúng chỉ định của thầy thuốc sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng

Ứng dụng thuốc Nam trong điều trị thận yếu đi tiểu nhiều

Ngay từ xa xưa, các thầy thuốc Đông y đã nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của các loại thảo dược xung quanh chúng ta. Họ đã phát hiện có nhiều loại thảo dược có tác dụng chữa thận yếu đi tiểu nhiều rất tốt. Việc sử dụng các loại cây này  khá đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số loại thảo dược như vậy:

Rau ngổ được dùng để chữa thận yếu

Rau ngổ là loại cây được dùng làm gia vị hằng ngày. Theo Đông y, đây lại là loại thuốc có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt là lợi niệu, thanh lương, làm tăng cường chức năng của thận… Theo y học hiện đại thì các tác dụng đó của cây là do trong thành phần có nhiều hoạt chất như tinh dầu, caroten, endrin, vitamin B, vitamin C,…

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày dùng khoảng 30g rau ngổ rửa sạch.
  • Trộn rau với muối loãng rồi giã cho nát bằng cối.
  • Cho hỗn hợp đã giã nhuyễn trên vào nồi với khoảng 5 phần nước và khuấy.
  • Lọc bỏ phần chất rắn, lấy phần dịch ở dưới để uống. Khi dùng có thể thêm vào 1 thìa đường để tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Dùng râu ngô để chữa bệnh

Râu ngô có chứa các thành phần tốt cho thận như tannin, sitosterol, stigmasterol, tinh dầu,… Nhờ đó, dùng râu ngô có thể làm giảm phù thũng, tăng lượng nước tiểu thải ra, làm giảm bớt các hoạt động mà thận phải đảm nhiệm. Vì vậy, râu ngô được dùng rất nhiều để điều trị chứng thận hư, thận yếu.

Cách sử dụng:

  • Chọn các bắp ngô hạt tròn, to và đều, còn vỏ ở ngoài.
  • Nhặt phần râu ngô và rửa sạch.
  • Cho râu ngô vào nồi với lượng nước vừa đủ và đun lấy nước uống.
  • Nên uống mỗi ngày từ 1 đến 2 bát nước râu ngô. Khi uống chú ý nhặt bỏ râu ngô, đây là phần không ăn được.

Chữa thận yếu đi tiểu nhiều bằng rau diếp cá

Theo nhiều nghiên cứu, rau diếp cá có các thành phần như quercetin, myrcene, tinh dầu, hyperin… Đây là các kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tiêm viêm tốt. Ngoài ra chúng còn giúp tăng lượng nước tiểu thải ra ngoài. Vì vậy, rau diếp cá có thể dùng để chữa thận yếu chức năng

Cách sử dụng:

  • Phơi khô khoảng 100g rau diếp cá đã rửa sạch.
  • Đun rau với khoảng 2 lít nước. Cần dùng nồi to để tránh nước trào ra ngoài.
  • Sau khi sôi, đun thêm khoảng từ 5 đến 10 phút để các tinh chất ra nước.
  • Hằng ngày đều tiến hành đun nước và uống như vậy sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt, ngoài việc tuân thủ uống các thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống và lối sống có ảnh hưởng rất lớn tới diễn biến của bệnh. Người bệnh thận yếu đi tiểu nhiều cần có chế độ sinh hoạt hằng ngày như sau:

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể: Một cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày được bổ sung từ 2 đến 2,5 lít. Nước uống vào có thể là nước lọc, nước trái cây, nước thuốc… Cung cấp đủ nước sao cho người bệnh không xuất hiện cảm giác khát.
  • Không nên uống nước sau 21 giờ: Uống nước vào buổi tối sẽ kích thích thận hoạt động vào ban đêm. Do đó, gây ra các hiện tượng tỉnh dậy vào giữa đêm để đi vệ sinh, làm giảm chất lượng của giấc ngủ.
  • Không nhịn đi vệ sinh: Thói quen nhịn đi tiểu là nguyên nhân làm tăng gánh nặng cho thận. Đồng thời, khi nhịn đi tiểu, các chất độc bị tích tụ lại thận và đường niệu, lâu dần sẽ gây ra sỏi đường niệu. Do đó, khi buồn tiểu người bệnh cần cố gắng đi vệ sinh ngay.
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh và các loại củ quả tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Một số thực phẩm mà người thận yếu nên ăn như cá hồi, khoai lang, các loại đậu, bơ… Người bệnh nên kiêng ăn các món mặn và ngọt, đồ chiên rán, chế biến cần nhiều dầu mỡ…
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Không đi ngủ sau 23 giờ đêm. Trước khi đi ngủ nên hạn chế xem điện thoại, máy tính, tivi…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục bằng các bài tập đơn giản như yoga, duỗi cơ, đi bộ nhẹ nhàng trong phòng… Không nên tập các bài tập quá nặng, làm mất nhiều mồ hôi của cơ thể.

Cách phòng ngừa thận yếu đi tiểu nhiều tốt nhất

Thận yếu đi tiểu nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, mọi người cần chú ý các biện pháp phòng ngừa xảy ra tình trạng này.

  • Phải có chế độ ăn cân bằng các chất, nhưng không ăn quá mặn tránh gây suy giảm chức năng của thận.
  • Xây dựng đời sống thể dục thể thao lành mạnh, duy trì sức khỏe ở mức cao. Không để cơ thể bị thừa cân, vì đây là nguyên nhân dẫn đến thận suy yếu.
  • Massage khu vực lòng bàn chân hằng ngày trước khi đi ngủ. Điều này làm cho khí huyết được lưu thông tốt, hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu, làm tăng áp lực lên thận.
  • Khi được chỉ định dùng bất kỳ thuốc gì, cần hỏi kỹ bác sĩ về ảnh hưởng của thuốc lên gan, thận. Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng liều thuốc hoặc uống không đúng giờ, vì có thể làm tăng gánh nặng lên thận.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Cần tránh sử dụng các nước ngọt có gas, các chất kích thích như chè, cafe, rượu, bia… Đây là thủ phạm gây suy gan thận ngày càng phổ biến ở giới trẻ.
  • Khi chuẩn bị đi ngủ, không nên uống nước hoặc các món ăn lỏng như cháo loãng, súp,…
  • Đi vệ sinh ngay khi thấy buồn tiểu. Tốt nhất luyện tập thói quen đi tiểu theo giờ để kiểm soát thời gian và lượng nước tiểu thải ra trong ngày

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Uống bia đi tiểu nhiều có phải do thận yếu?

Hiện tượng Nam giới uống bia và đi tiểu nhiều chỉ là một quá trình đào thải bình thường của thận. Việc nạp nhiều bia vào cơ thể sẽ khiến thận tăng cường hoạt động, do vậy lượng nước tiểu cần thải ra cũng tăng lên nhiều thêm

Bạn không cần quá lo lắng về hiện tượng này, tuy nhiên cần chú ý không lạm dụng vì khi uống bia nhiều, cơ thể sẽ đồng thời tăng cảm giác khát nước,

Thường sau khi uống bia nhiều cơ thể sẽ cảm thấy khát nước, những lúc như thế này cần phải bù nước ngay cho đến khi hết cảm giác khát nước. Việc tiểu nhiều trước đó sẽ gây mất một lượng điện giải, nên nếu chỉ uống nước lọc thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt điện giải, tốt nhất là uống bù nước với nước chanh muối hoặc nước hoa quả (trái cây). Việc uống bia quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng giảm thể tích lòng mạch làm suy thận chức năng.

Do đó, để tránh các biến chứng dẫn đến suy thận cần có lối sống lành mạnh, không lạm dụng bia (và cả rượu), trong ngày cần uống đủ nước, ăn nhiều rau, giảm tinh bột, chế độ ăn không quá mặn, không nên tự ý uống thuốc tây nếu không có chỉ định của bác sĩ, cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ…

 

Osaio có bán tại các
phòng khám, nhà thuốc trên toàn quốc