Tiểu rắt không buốt là tình trạng gây cho người bệnh nhiều phiền toái, khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Các cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây:
Mục lục
Biểu hiện của tiểu rắt không buốt?
Tiểu rắt không buốt là tình trạng đi tiểu khá nhiều lần trong ngày, có thể nhiều hơn mức bình thường ( >8 lần/ngày) tuy nhiên khi đi tiểu thì đi với lượng nước tiểu rất ít. Mặc dù không mang lại cảm giác đau đớn, nhưng tiểu rắt không buốt thường kéo dài và mang lại nhiều cảm giác khó chịu.
Triệu chứng điển hình của tiểu rắt không buốt?
Thông thường, với những dấu hiệu không điển hình thì bạn rất khó phân biệt bệnh tiểu rắt không buốt và các bệnh về đường tiểu khác. Dù vậy, sau đây là một số triệu chứng điển hình:
- Tiểu lắt nhắt, nhiều lần trong ngày, tần suất trên 8 lần/ngày.
- Tiểu ít nhưng không gây buốt, không gây đau.
- Tiểu không kiểm soát, không tự chủ, cảm giác mót tiểu.
Đối tượng nào thường gặp tình trạng tiểu rắt không buốt?
Bất kể bạn là nam, nữ, người lớn tuổi hay trẻ em đều có thể gặp phải tình trạng tiểu rắt không buốt.
- Ở phụ nữ mang thai, do thai nhi phát triển làm kích thước tử cung tăng lên, chèn ép lên bàng quang kích thích việc đi tiểu nhiều, tiểu rắt không buốt.
- Các em bé thường tiểu rắt không buốt do chức năng bàng quang chưa được hoàn thiện.
- Người thừa cân, béo phì thì việc tăng trọng lượng cơ thể khiến cơ sàn chậu phải làm việc nhiều hơn nữa trong thời gian dài, áp lực lên bàng quang lớn nhưng lượng nước tiểu chứa trong bàng quang ít, dẫn đến việc dễ gặp phải tình trạng tiểu rắt không buốt.
- Người mắc các bệnh thận, đái tháo đường.
- Người đang sử dụng thuốc lợi tiểu khiến thận tăng cường bài trừ nước và muối dư thừa ra khỏi cơ thể, gây tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt không buốt?
Tình trạng tiểu rắt không buốt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp
Chế độ ăn uống không phù hợp
Những thói quen không tốt là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu rắt không buốt, ví dụ như:
- Sử dụng các sản phẩm có chứa caffein thường xuyên như cà phê, ca cao sẽ gây co thắt bàng quang, ảnh hưởng đến sự kiểm soát tiểu tiện. Từ đó làm tăng cường đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt.
- Uống quá nhiều nước hay ít nước cũng dễ gây tình trạng mất kiểm soát, làm cho bàng quang bị kích thích, từ đó dẫn đến tình trạng nước tiểu không đồng nhất về thể tích và tần suất mót tiểu cũng tăng, dẫn đến tình trạng tiểu rắt không buốt.
Tiểu rắt không buốt trong thai kỳ
Nếu bạn đang trong thời kỳ mang thai, tử cung sẽ phát triển lớn hơn theo tỷ lệ thuận với thai nhi. Thai nhi lớn gây áp lực lên khung xương chậu, chèn ép bàng quang, dẫn đến mót tiểu, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít. Đây cũng chính là lý do dễ khiến bạn bị tiểu rắt không buốt ở giai đoạn này.
Tiểu đường type I và II
Khi mắc bệnh tiểu đường, nồng độ Glucose trong máu của bạn sẽ cao hơn bình thường, do đó cơ thể sẽ cố gắng đào thải lượng Glucose không dùng qua nước tiểu. Lượng glucose máu càng cao thì việc kích thích đi tiểu càng nhiều, nhưng không gây buốt mà lượng nước tiểu lại rất ít. Ngoài ra, mắc bệnh này, bạn còn thấy đói và mệt nhiều hơn, có thể luôn có cảm giác khát, liên tục sụt cân.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Khi mắc tình trạng này, bàng quang sẽ co thắt, lặp đi lặp lại, mặc dù không chứa đầy nước tiểu nhưng vẫn gửi tín hiệu kích thích lên não bộ thông qua tuỷ sống. Các hiện tượng thường là tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt,..
Bệnh tai biến mạch máu não
Do rối loạn cơ vòng, rối loạn cảm giác khiến người bệnh tiểu tiện không tự chủ, đây là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của tai biến mạch máu não. Nếu mắc bệnh này, bạn sẽ không kiểm soát được thời điểm, số lần đi tiểu cũng như lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu rắt không buốt khó nhận biết.
Khi nào bạn cần đến bệnh viện?
Nếu bạn đang ăn uống mất kiểm soát, sử dụng quá nhiều đồ uống, các thực phẩm gây kích thích mạnh thì đã đến lúc bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình.
Bạn cũng đừng lo lắng quá về tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt khi đang sử dụng các loại thuốc lợi tiểu vì tình trạng này có thể kiểm soát sau khi bạn dừng thuốc.
Trong trường hợp bạn mang thai, thì hãy khám thai định kỳ để phát hiện sớm những biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, bạn hãy tìm gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:
- Sốt không rõ nguyên nhân – hãy đến bệnh viện làm kiểm tra nếu bạn vừa sốt, vừa tiểu rắt không buốt vì có thể bạn đang gặp nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Cảm giác đói bụng, khát nước dù cơ thể đã được bù một lượng nước tiểu nhiều
- Nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc màu bất thường, có bọt kèm theo tiểu ngắt quãng thì có thể bạn đang chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang.
- Sưng hạch hoặc sưng, đỏ vùng chậu, ngứa chảy dịch bất thường vùng âm đạo, niệu quản.
Cách cải thiện tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả
Hiện nay, có nhiều cách để cải thiện tình trạng tiểu rắt không buốt. Trong đó điển hình như:
Thay đổi lối sống
Bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh bằng những thói quen sau:
- Uống đủ nước: Giúp loại bỏ độc tố và đào thải các loại vi khuẩn có hại ở bên ngoài. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng việc sử dụng các loại thức uống khác như trà xanh, đây là thức uống có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu, từ đó cải thiện được tình trạng tiểu rắt không buốt, tiểu nhiều lần hiệu quả.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để luyện tập các bài tập về cơ sàn chậu như bài tập Kegel. Bài tập này có tác dụng tăng cường sự vận động của các cơ quanh sàn chậu, từ đó khắc phục tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả.
Tắm bằng nước ấm thường xuyên: Bạn nên ngâm nửa dưới cơ thể trong nước ấm 2-3 lần/ tuần để giúp thư giãn cơ bụng dưới, đồng thời giúp khí huyết trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, giúp bàng quang, các cơ sàn chậu được phục hồi khoẻ mạnh, từ đó khắc phục tình trạng tiểu rắt không buốt hiệu quả.
Áp dụng các mẹo dân gian
Dùng bột sắn dây
Bột sắn dây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng đặc biệt đối với phổi, lách, bàng quang giúp thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiểu, trị tiểu đường, nóng bức. Bạn chỉ cần mua củ sắn dây về gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó đem phơi khô và sấy giòn. Cuối cùng nghiền thành bột mịn rồi sử dụng với nước ấm, uống mỗi ngày.
Dùng rau mùng tơi
Đây là vị thuốc có vị chua ngọt, tính lạnh, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện các chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu rắt không buốt hiệu quả.
Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính hàn, thanh nhiệt, lợi tiểu, cải thiện chứng tiểu rắt không buốt rất tốt. Bạn chỉ cần lấy 12g vỏ bí đao sắc với 2 lít nước, uống chia nhiều lần trong ngày. Uống nhiều trong ngày, kiên trì thực hiện sẽ thấy các triệu chứng của tiểu rắt không buốt giảm rõ rệt.
Kim tiền thảo
Đây là vị thảo dược có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lên gan, thận, bàng quang, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu