Chức năng của thận là gì? Đặc điểm và cấu tạo của thận

Thận được biết đến với vai trò lọc máu trong cơ thể nhưng thật ra chức năng của thận còn nhiều hơn thế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ về tầm quan trọng của thận đối với cơ thể chúng ta nhé!

Mục lục

Những điều cần biết về thận

  • Đặc điểm của thận
  • Cấu tạo và chức năng của thận
    • Cấu tạo của thận trong cơ thể
    • Chức năng của thận
  • Ý nghĩa và vai trò của thận
  • Những thực phẩm không tốt cho thận
  • Những thực phẩm tốt cho thận luôn khỏe mạnh

Đặc điểm của thận

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Vị trí của thận là nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng (T12) đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.

Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g.

Quả thận
Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể.

Cấu tạo và chức năng của thận

Cấu tạo của thận gồm: ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, ở đây có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu; vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). Đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm có cầu thận và ống thận.

Cấu tạo của thận trong cơ thể

Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron).
                                                 Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). 

Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.

Chức năng của thận

Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Chức năng điều hòa thể tích máu: thận có vai trò quan trọng trong kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.

Thận giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào má: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Ngoài ra, thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng icon canxi trong máu.

Ý nghĩa và vai trò của thận

Dựa vào nội dung nêu cấu tạo và chức năng của thận ở phần trên, có thể thấy thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống, giúp đào thải các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể con người. Nếu thận khỏe, sẽ giúp con người bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu thận không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại cơ thể.

Những chất cặn sẽ tích tụ ở ngay trong thận gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn. Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể như bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt,… và ảnh hưởng đến ngoại hình như da đổi màu, rụng tóc, hơi thở có mùi,….

Những thực phẩm không tốt cho thận

Những thực phẩm tốt cho thận luôn khỏe mạnh

  • Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ là loại rau thân thiện với thận vì hàm lượng kali thấp. Lượng kali cao trong máu có thể làm cho thận khó đào thải, dẫn đến bệnh thận mãn tính. Ớt chuông đỏ chứa các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, A và B6 và các chất dinh dưỡng khác như axit folic và chất xơ tốt cho sức khoẻ tổng thể.

Ớt chuông đỏ
                                                Ớt chuông đỏ là loại rau thân thiện với thận vì hàm lượng kali thấp.

  • Cải bắp: Bắp cải không chứa kali có lợi cho gan và thận của bạn. Loại rau họ cải này rất giàu chất phytochemical giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh mãn tính như ung thư. Bắp cải cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin B6, K và C và axit folic. Điều này làm cho bắp cải là một bổ sung hợp lý cho một chế độ ăn uống thân thiện với thận.
  • Tỏi: Tỏi tốt cho sức khỏe của thận do tính chất lợi tiểu tuyệt vời của nó. Thuốc lợi tiểu hỗ trợ trong việc loại bỏ natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách buộc thận đào thải natri qua đi tiểu. Tỏi cũng có thể bảo vệ thận khỏi những tác động có hại của kim loại nặng như chì. Gia vị này cũng có khả năng giảm viêm, chống nhiễm trùng, làm sạch cơ thể, giảm cholesterol và hoạt động như một kháng sinh tự nhiên.
  • Súp lơ: Súp lơ là một loại rau họ cải như một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống thân thiện với thận của bạn. Súp lơ giàu axit folic và chất xơ giúp làm sạch thận cũng như tăng cường sức khoẻ. Đây là một loại rau ít kali tốt cho những người bị bệnh thận mãn tính.

Măng tây
                                                                            Măng tây có tác dụng làm sạch thận.

  • Măng tây: Măng tây có tác dụng làm sạch thận. Nó cũng ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ để thận thực hiện các chức năng bình thường. Ngoài ra, măng tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K tuyệt vời.
  • Cải xoăn là một loại rau cải có lợi cho thận vì nó được coi là thực phẩm ít kali. Theo Tổ chức thận quốc gia, cải xoăn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi và các khoáng chất quan trọng khác hỗ trợ chức năng thận.
  • Đậu Hà Lan và đậu xanh: Cả hai loại rau xanh này đều có hàm lượng kali thấp và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chất xơ cần thiết để giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định, điều quan trọng ngăn ngừa tăng cân quá mức và bệnh tiểu đường, đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận.
  • Quả việt quất: Quả việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng và là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Đặc biệt, những quả mọng ngọt ngào này chứa chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanins, có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, một số bệnh ung thư, suy giảm trí tuệ và tiểu đường. Việt quất cũng là một món lý tưởng để đưa vào danh sách câu trả lời cho câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì, vì loại quả này có ít natri, phốt pho và kali.
  • Cá chẽm: Cá chẽm là một loại thực phẩm chất lượng cao có chứa chất béo vô cùng lành mạnh gọi là omega-3. Omega-3 giúp giảm viêm và có thể giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, cá chẽm còn có hàm lượng phốt pho thấp hơn các loại hải sản khác. Tuy nhiên, bạn chỉ được dùng một phần nhỏ để giữ mức phốt pho trong tầm kiểm soát.

Nho đỏ
                                                  Nho đỏ có hàm lượng vitamin C cao và chứa các chất chống oxy hóa.

  • Nho đỏ: Nho đỏ không chỉ ngon mà còn cung cấp một lượng dinh dưỡng rất đáng kể. Nho đỏ có hàm lượng vitamin C cao và chứa các chất chống oxy hóa gọi là flavonoid, được chứng minh là có khả năng giảm viêm. Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao, một loại flavonoid được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp chống bệnh tiểu đường cũng như suy giảm nhận thức.
  • Lòng trắng trứng: Mặc dù lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng cũng có lượng phốt pho khá cao nên thường không được nhắc tới khi trả lời câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì. Vậy nên những người theo chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh thận thường chỉ ăn lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng cung cấp một nguồn protein an toàn với thận. Lòng trắng trứng là một lựa chọn thích hợp cho những người phải trải qua quá trình chạy thận nhân tạo có nhu cầu protein cao nhưng cần phải hạn chế phốt pho.
  • Kiều mạch (hạt tam giác mạch): Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có xu hướng chứa một lượng lớn phốt pho, nhưng kiều mạch là một ngoại lệ. Kiều mạch rất giàu dinh dưỡng, cung cấp một lượng tốt vitamin B, magie, sắt và chất xơ. Đây cũng là một loại ngũ cốc không chứa gluten nên là một lựa chọn tốt cho những người bị bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.
  • Dầu ô liu: Dầu ô liu là nguồn cung cấp chất béo và không chứa phốt pho nên đây là một lựa chọn rất tốt cho những người mắc bệnh thận. Thực phẩm lành mạnh, giàu calo như dầu ô liu rất quan trọng với những người bệnh thận cần kiểm soát cân nặng. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, có đặc tính kháng viêm. Hơn nữa, chất béo không bão hòa đơn ổn định ở nhiệt độ cao nên dầu ô liu trở thành một lựa chọn lành mạnh cho việc nấu nướng.
  • Hạt Bulgur: Bulgur là một loại ngũ cốc cổ xưa, tốt với thận hơn so với các loại ngũ cốc có hàm lượng phốt pho và kali cao khác không nằm trong danh sách câu trả lời người bệnh thận nên ăn gì. Loại hạt dinh dưỡng này là nguồn cung cấp vitamin B, magie, sắt và mangan tốt. Đây cũng là một nguồn protein thực vật và chất xơ rất tốt. Những chất này là những chất rất quan trọng cho sức khỏe tiêu hóa.
  • Gà bỏ da: Mặc dù những người có vấn đề về thận cần giới hạn lượng protein nạp vào cơ thể, nhưng việc cung cấp cho cơ thể một lượng protein thích hợp là rất quan trọng cho sức khỏe. Ức gà không da có chứa ít phốt pho, kali và natri hơn so với các phần thịt gà khác nên bạn có thể chọn thực phẩm này trong chế độ ăn. Khi mua gà, bạn hãy chọn gà tươi và tránh gà đã qua chế biến vì gà đã qua chế biến chứa một lượng lớn natri và phốt pho

Nguồn: Khoahoc.tv

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *