Những bệnh lý thường gặp với tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm ở phía dưới bàng quang, trên hoành chậu hông và bao quanh niệu đạo sau. Tuyến được hình thành trong khoảng 7 tuần lễ đầu của thời kỳ bào thai và chỉ có ở Nam giới

(Hình ảnh)

Mục lục

Cấu tạo của tuyền tiền liệt

Cấu tạo và hình dáng

Tuyến tiền liệt có hình nón hoặc hình trứng, có đáy ở trên rộng, đỉnh ở dưới hẹp. Ở người trưởng thành, tuyến tiền liệt có hình dạng như quả óc chó. Có 4 mặt là mặt trước, mặt sau và 2 mặt dưới bên. Là nơi đi qua của niệu đạo dưới

Kích thước

Ban đầu, khi mới hình thành tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ bằng hạt đậu. Tuyến tiền liệt phát triển trong suốt cuộc đời của đàn ông và ở tuổi trưởng thành, tuyến tiền liệt có kích thước ổn định: rộng khoảng 4cm, cao khoảng 3cm và dày khoảng 2,5cm

Khi đến tuổi trung niên, tuyến tiền liệt lớn dần lên và gọi là phì đại tuyến tiền liệt ở dạng lành tính

Khối lượng

Khối lượng tuyến tiền liệt trung bình rơi vào khoảng từ 15 đến 25 gram

Chức năng của tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có 2 chức năng chính

  • Tiết ra dịch trong tinh dịch: tuyến tiền liệt có nhiệm vụ kết hợp cùng những tuyến phụ khác tiết ra dịch trong tinh dịch. Chất dịch này giúp tinh trùng thuận tiện di chuyển trong hệ thống đường sinh dục nam, đồng thời giúp làm nền niệu đạo khi xuất tinh
  • Co bóp và kiểm soát nước tiểu: tuyến tiền liệt sẽ ngăn nước tiểu chảy ngược vào bàng quang. Trong quá trình phóng tinh, cơ thắt trong bàng quang sẽ đóng lại. Khi cơ thắt trong đóng lại, nó ngăn nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài cơ thể qua niệu đạo cùng một lúc. Khi đạt đỉnh của khoái cảm, cơ vòng này sẽ đóng chặt để ngăn không cho tinh dịch trào ngược lại bàng quang

Các bệnh lý thường gặp với tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt có các triệu chứng sau

  • Tiểu nhiều lần
  • Mót tiểu không chịu được
  • Tiểu đêm
  • Dòng nước ngắt quãng
  • Són tiểu
  • Đau khi đi tiểu

Viêm tuyến tiền liệt thường do vi khuẩn, virus gây nên, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt tình dục

Có 2 dạng viêm tuyến tiền liệt

  •  Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: triệu chứng đột ngột, rầm rộ
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: trường hợp cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ chuyển sang mạn tính

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH)

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) là tình trạng tuyến tiền liệt phì đại ở tuổi trung niên của nam giới. BPH dạng lành tính nhưng bệnh có các triệu chứng khó chịu như

  • Bí tiểu
  • Tiểu nhiều lần cả đêm và ngày
  • Tiểu ngắt quãng và són tiểu

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là khối U ác tính phát triển từ tế bào của tuyến tiền liệt. Khối U thường phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian này, khối U thường có rất ít hoặc không biểu hiện triệu chứng. Khi khối U tiến triển lớn và chuyển sang xâm lấn các mô xung quanh gây Ung thư di căn, sẽ có một số biểu hiện triệu chứng

  • Khó cương cứng hoặc khó giữ tình trạng cương cứng (hay gọi là tình trạng bất lực)
  • Có máu trong nước tiểu
  •  Đau nhức ở lưng, hông, háng, xương sườn
  • Cảm thấy yếu sức hay tê bại ở chân hay bàn chân
  • Mất kiểm soát khi đi tiểu hoặc đi nặng

Kiểm tra chức năng của tuyến tiền liệt

Những cách kiểm tra thường dùng sau cho tuyến tiền liệt

Kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE)

Bác sĩ đưa một ngón tay đã được bôi trơn và đeo găng tay, thăm khám trong trực tràng và cảm nhận tuyến tiền liệt. DRE đôi khi có thể phát hiện phì đại tuyến tiền liệt, cục u hoặc nốt sần của ung thư tuyến tiền liệt, hoặc đau từ viêm tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA)

Tuyến tiền liệt tạo ra một loại protein gọi là PSA, có thể được đo bằng xét nghiệm máu. Nếu PSA cao, ung thư tuyến tiền liệt có nhiều khả năng hơn, nhưng phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra PSA cao. Khuyến nghị về việc có nên được sàng lọc hay không phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau.   

Siêu âm tuyến tiền liệt (siêu âm qua đại tràng)

Một đầu dò siêu âm được đưa vào trực tràng, đưa đến gần tuyến tiền liệt. Siêu âm thường được tiến hành với sinh thiết để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt.

Sinh thiết tuyến tiền liệt

Một cây kim được đưa vào tuyến tiền liệt để lấy mô ra để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt. Việc này thường được thực hiện thông qua trực tràng.

Cách phòng các bệnh về tuyến tiền liệt

Duy trì những thói quen tốt sau để tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt

  • Cố gắng đi tiểu ngay sau khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu

Nhiều người có suy nghĩ rằng, việc nhịn tiểu không gây hại gì, thực tế nhịn tiểu làm tăng nguy cơ phì đại tiền liệt tuyến, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thậm chí gây vỡ bàng quang

  • Tập thói quen đi tiểu đúng giờ
  • Uống đủ lượng nước

Uống đủ khoảng 1,5 – 2l nước mỗi ngày giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể

  • Giữ chế độ sinh hoạt tình dục đều đặn 
  • Chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh phì đại tuyến tiền liệt
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Ăn nhiều món ăn làm từ đậu nành và đậu xanh. Đậu nành và đậu xanh, giá đỗ có tác dụng tương tự isoflavone và lignane. Những chất này giúp ức chế các phản ứng viêm tuyến tiền liệt và kháng Ung thư
  • Hạn chế các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,..
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hoá

Hãy xem thêm các bài viết

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, cách nhận biết và phòng tránh

Viêm tuyến tiền liệt, cách điều trị hiện nay

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *